Thứ ba 15/07/2025 02:54
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vượt lực cản từ thiếu liên kết

12/10/2020 00:00
Thiếu doanh nghiệp, liên kết vùng yếu, thiếu hoàn thiện của kết cấu hạ tầng… là lực cản đối với sự phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung bộ.

Tại Diễn đàn “Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ” cuối tuần qua, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đánh giá mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế và sự góp mặt nhiều dự án lớn về công nghiệp, song Bắc Trung bộ vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước.

Thiếu doanh nhân, khó phát triển

Thống kê từ Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) cho thấy tiểu vùng Bắc Trung bộ (tính từ Thanh Hóa đến Thừa – Thiên Huế) đóng góp 47% năm 2015 và 44,5% năm 2018 vào quy mô kinh tế vùng miền Trung. Tăng trưởng kinh tế tiểu vùng Bắc Trung bộ có tốc độ thấp hơn toàn vùng miền Trung và đạt 5,63% (vùng Duyên hải miền Trung đạt 9,32%), đóng góp 53,3% vào tăng trưởng của vùng.

Mặc dù vậy, thu nhập bình quân đầu người tiểu vùng Bắc Trung bộ thấp hơn của vùng, năm 2018 đạt 42 triệu đồng/người.

Về đóng góp vào thu ngân sách nói chung, giai đoạn 2016 – 2018, vùng miền Trung có xu hướng giảm dần về tỷ trọng: năm 2015 đóng góp khoảng 13,5%, năm 2017 giảm xuống còn 12,2% và đến năm 2018 tăng lên 13,5%.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng thẳng thắn cho rằng mặc dù đã có những dự án về công nghiệp như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dự án về nông nghiệp của TH True milk… với khoảng 40.000 doanh nghiệp (DN), số hộ kinh doanh khoảng 300.000 hộ, tuy nhiên xét về dân số, vùng Bắc Trung bộ chiếm 15% dân số cả nước nhưng số DN chỉ chiếm 5,5%. Điều đó thể hiện trình độ phát triển của DN khu vực này bằng 1/3 mức trung bình của cả nước, chính là điểm nghẽn trong phát triển của vùng Bắc Trung bộ.

“Thiếu doanh nhân là nguyên nhân của sự kém phát triển của kinh tế, điều này đúng ở mọi nền kinh tế”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đồng tình, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân cho rằng phát triển kinh tế cần có DN dẫn dắt với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.

Dẫn chứng từ việc phát triển kinh tế từ mô hình nuôi tôm trên cát, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết vùng Bắc Trung bộ trước đây được nói nhiều đến nắng gió, nhưng người dân những năm gần đây đã biết tận dụng lợi thế bờ biển trải dài để sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản.

“Chẳng hạn như mô hình nuôi tôm trên cát có thể phát triển thành vùng an toàn sinh học, đây là định hướng mà các tỉnh Bắc Trung bộ đang phát triển nhưng hiện còn mang tính nhỏ lẻ. Nếu phát triển được diện tích nuôi tôm trên cát như mô hình của Hà Tĩnh đang làm thì vùng Bắc Trung bộ sẽ phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản”, ông Luân khẳng định.

Tuy nhiên, nuôi trồng ven biển hiện đang gây ô nhiễm lớn. Do đó, mỗi địa phương cần có chính sách thu hút DN đầu tư nuôi khơi, để không còn câu chuyện trợ giúp bà con sau mỗi trận bão.

“Phải có DN trong đầu tư nuôi biển. Địa phương trong vùng Bắc Trung bộ cần những cơ chế hỗ trợ chuyển hướng từ khai thác biển sang nuôi biển, giảm áp lực cho khai thác”, ông Luân khuyến nghị.

Cùng với đó, để hạn chế khai thác ven bờ cần có chính sách thu hút DN đầu tư khai thác xa bờ, nuôi biển, chế biến thủy sản gắn với ngành công thương.

Vuot-luc-can-tu-thieu-lien-ket-4839-7358
Thắt chặt liên kết vùng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế Bắc Trung bộ

Thiếu liên kết vùng

Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), đánh giá trong những năm gần đây, phát triển của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước có tốc độ tăng khá cao. Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp trong vùng Bắc Trung bộ thời gian qua chỉ mới tập trung ở một số tỉnh, không đồng đều.

Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh phát triển vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp vùng nói chung và cả nước nói riêng trong 2, 3 năm gần đây nhờ các dự án lớn như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy thép Formosa… Trong khi đó, một số tỉnh lại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết thật ra giữa các tỉnh không phải không có liên kết mà liên kết chưa được hiệu quả, chắc chắn.

“Vấn đề liên kết vùng là câu chuyện không hề đơn giản, bởi liên kết giữa các sở khác nhau trong tỉnh đã khó lắm rồi, chứ chưa nói đến việc liên kết giữa các tỉnh”, ông Dung chia sẻ.

Để quá trình liên kết vùng diễn ra hiệu quả, ông Dung đề xuất các DN lớn chia sẻ kinh nghiệm cho các DN nhỏ trong cùng lĩnh vực.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết làm thế nào để liên kết vùng hiệu quả là vấn đề được tỉnh rất trăn trở. Theo quan điểm của ông, việc liên kết vùng và kinh tế vùng mới chỉ dừng lại ở nghị quyết và chủ trương, còn đi vào thực thi thì vô cùng tự phát, chưa có cơ chế hiệu quả.

Ông Quang đưa ra 2 giải pháp nhằm liên kết vùng hiệu quả. Thứ nhất là sự liên kết của các tỉnh trong vùng. Thứ hai là Nhà nước phải là nơi định hướng cho việc quy hoạch liên kết vùng.

Dưới góc độ của một DN, ông Nguyễn Thế Hưng, Giám đốc khu vực phía Bắc của công ty TNHH Atalink, cho rằng có một số vấn đề mà Bắc Trung bộ cần giải quyết cụ thể hơn, như trong việc xây dựng cơ chế đẩy mạnh kết nối cung – cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đang rất khó khăn, các DN chưa hỗ trợ được lẫn nhau.

Ông Hưng cho biết khi thực hiện trao đổi công việc với Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc được biết họ vẫn có nhiều khó khăn về kinh phí tổ chức xúc tiến thương mại và các DN không có kết nối sau các buổi xúc tiến thương mại. Công ty đã đề nghị hỗ trợ các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ xây dựng mạng lưới kết nối thành chuỗi cung ứng.

Từ thực tiễn đó, ông Hưng khẳng định nếu chính quyền các tỉnh Bắc Trung bộ có nhu cầu, công ty sẽ hỗ trợ xây dựng kết nối số.

Đồng tình với ý kiến của DN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Dung cho biết: “Kết nối 4.0 là điều nên làm. Hiện nay, Tp. Huế đã có cơ sở hạ tầng và trung tâm điều hành đô thị thông minh qua các giải pháp công nghệ. Các DN và các đơn vị có thể cùng đồng hành với chính quyền cộng tác để tạo nên chuỗi liên kết dễ dàng hơn”.

Thanh Hoa

Ông Lê Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa: Mỗi địa phương quy hoạch phát triển chưa có sự trao đổi với nhau. Pháp lý cũng không có sự ràng buộc về việc mỗi địa phương đưa ra một quy hoạch nào của tỉnh cần đặt trong liên kết vùng. Cùng với đó, bất cập còn nằm ở vấn đề phân bổ nguồn lực. Chúng ta có cả quy hoạch phát triển vùng nhưng khi phân bổ nguồn lực lại không theo đó. Ví dụ, đầu tư công lại phân bổ theo diện tích, dân số, thu ngân sách… của mỗi tỉnh để phân bổ nguồn lực, vì vậy không ăn khớp với chủ trương phát triển liên kết vùng ban đầu.

Ts. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: Hiệp hội các tỉnh, thành phố đã có liên kết với nhau và thành lập Hội đồng liên kết vùng. Hàng năm sẽ tổ chức các Diễn đàn kinh tế vùng nhằm bàn sâu về chính sách, các bài học trong kinh doanh, làm thế nào để các tỉnh có thể cải thiện chỉ số PCI. Hơn nữa, thời điểm này không còn là thời của các tỉnh cạnh tranh, giành nhau từng dự án, mà dự án thu hút của tỉnh này sẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của các tỉnh lân cận. Do đó, việc thành lập Hội đồng liên kết vùng sẽ giúp hỗ trợ vùng kinh tế Bắc Trung bộ liên kết hơn, phát triển hơn.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp - Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT): Để khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của vùng và các địa phương trong vùng, cần đổi mới tư duy, xác định các yếu tố bứt phá quan trọng để tập trung tối đa đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng và địa phương trong giai đoạn 2021-2030. Đồng thời đẩy mạnh liên kết vùng, trong đó tăng cường liên kết nội vùng để phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng, các địa phương trong vùng.

Tin bài khác
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.