Thước đo sức khỏe kinh tế của Hanhud: Góc nhìn của giới đầu tư

00:00 12/10/2020

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Thời điểm khó khăn cũng đưa ra thử thách với các doanh nghiệp - là thước đo "sức khỏe" đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại. Giới đầu tư cho rằng, thước đo “sức khỏe” của Hanhud hiện nay chính là đang nắm trong tay nhiều “ dự án” mới là cái gốc kinh tế của tương lai…

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 do Virus Corona gây ra đã khiến cho nhiều lĩnh vực kinh doanh trở nên ảm đạm. Tuy vậy, Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội ( HANHUD ) là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản có phương án và chiến lược kinh doanh để trụ vững và phát triển. Trong đó, trung thành với phương châm lấy uy tín từ hiệu quả, chất lượng sản phẩm là then chốt, bảo vệ quyền lợi khách hàng là trên hết. Và bài viết dưới đây sẽ cho độc giả thấy rõ được điều này.

“Gốc rễ” của Hanhud là gì?

Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội, tiền thân là Công ty Kinh doanh Phát triển Nhà Thanh Trì, được thành lập ngày 03/04/1993, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 9/1999, thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội và được đổi tên thành Công ty Kinh doanh Phát triển Nhà Hà Nội theo Quyết định số 2168-QĐ/UB ngày 18/04/2011 của UBND Thành phố Hà Nội. Từ tháng 06/2004 đến tháng 06/2005 thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty đã đổi tên thành Công ty cổ phần KDPT Nhà và Đô thị Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ chính: Lập, quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, giao thông, đô thị, văn hóa, xã hội và quản lý dịch vụ sau đầu tư vv…

 

Tổng mặt bằng KĐT Cầu Bươu

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND Thành phố Hà Nội, các Sở, Ban, Ngành Thành phố Hà Nội; chính quyền địa phương nơi Công ty đầu tư triển khai thực hiện dự án và sự tin tưởng của các đối tác, Công ty cổ phần KDPT Nhà và Đô thị Hà Nội đã đứng vững trên thị trường và trưởng thành về mọi mặt. Đặc biệt, trong sản xuất kinh doanh, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Công ty ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hà Nội cũng như thị trường ngoại tỉnh với những dự án đầu tư có quy mô lớn như: Dự án Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công 24ha, Dự án Cầu Bươu 21ha, Dự án Bắc và Tây Bắc Đại Kim - Định Công mở rộng 100,9ha, Dự án Khu nhà ở Anh Dũng VI Hải Phòng 17,5ha, Dự án Bắc Đại Kim mở rộng 11ha; Dự án khu nhà ở; Dự án Khu nhà ở cao tầng phục vụ di dân GPMB và kinh doanh tại Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc  Từ Liêm, Hà Nội; Dự án Đầu tư Xây dựng khu nhà để bán cho cán bộ công nhân, viên chức liên cơ quan huyện Thanh trì và một số dự án nhỏ, lẻ khác với giá trị sản lượng hàng ngàn tỷ đồng. 

 Phối cảnh KĐT mới Cầu Bươu

Về lĩnh vực thi công xây lắp: Công ty đã tổ chức thi công nhiều công trình có quy mô lớn, có kỹ thuật phức tạp, đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn và hiệu quả. Công ty đã thi công hoàn thành và đưa vào khai thác công trình Trung tâm DVTM Thanh trì; dự án nhà ở CBCS Công An Thanh trì 9 tầng và 15 tầng; nhà ở cho CBCS báo An Ninh Thủ đô; nhà tái định cư 17 tầng Nam Trung Yên; công trình 9 và 19 tầng Dự án Mễ Trì; công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Thái Nguyên; công trình Trung tâm Hội nghị văn hóa TỈnh Thái Nguyên; công trình Rạp công nhân….vv.

 Nhà cao tầng Bắc Đại Kim

Song những năm gần đây, do thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, tính thanh khoản của thị trường thấp, niềm tin của khách hàng giảm sút, lượng hàng tồn kho lớn, lãi suất cao, gây áp lực lớn về công nợ đã tạo ra không ít khó khăn cho Công ty.

 Phối cảnh KĐT Đại Kim

Đứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo cùng với tập thể CBCNV Công ty đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự quản, thực hiện quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên. Nhận thức được nếu hoạt động sản xuất kinh doanh còn phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, không đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể sẽ không tạo ra được sức mạnh, không ngang tầm với nhiệm vụ thực hiện dự án được giao. Công ty đã từng bước đổi mới cả cơ chế điều hành quản lý, lẫn sắp xếp, bổ sung, tăng cường các nguồn lực. Từ cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, trình độ; cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu, đến việc áp dụng công nghệ trong quản lý để quản trị doanh nghiệp phù hợp với từng nhiệm vụ, từng mảng công việc cụ thể để Công ty từng bước tháo gỡ khó khăn, giữ vững ổn định và phát triển. 

Theo tìm hiểu của PV Doanh nghiệp & Hội nhập được biết,Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HANHUD năm 2018 chỉ đạt 96.653.595.813 VNĐ nhưng đến năm 2019 doanh thu này đã tăng vượt bậc lên tới 567.864.051.017 VNĐ. Mặc khác, hàng tồn kho của HANHUD giảm một cách đáng kể: Năm 2018, hàng tồn kho của Công ty từ 1.150.655.801.894 VNĐ, sang năm 2019 giảm xuống còn 781.681.192.862 VNĐ.  Bên cạnh đó, nguồn vốn của Công ty luôn được bảo toàn và phát triển. Khi cổ phần hóa vốn chủ sở hữu của Công ty là 21 tỷ, đến 31/12/2019, vốn chủ sở hữu của Công ty là 59.225.293.223 tỷ và tổng tài sản vẫn đứng vững ở con số khá ấn tượng là 1.665.165.020.216VNĐ. Đây là nguồn vốn “khủng” đáng mơ ước mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Một lãnh đạo Hanhud cho hay. 

Đối với Hanhud, tập trung giải quyết các tồn tại cũ và cơ cấu lại doanh nghiệp, tăng sức chiến đấu, thu hút các nguồn lực bên ngoài để xây dựng “kinh tế bền vững” trong tương lai mới là cái gốc mà đơn vị đề ra. 

Và góc nhìn của giới đầu tư

Kỳ thực, thước đo sức khỏe kinh tế của Hanhud dưới góc nhìn của giới đầu tư lại có nhiều điều kỳ lạ hơn. Nói về chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp như Hanhud, giới đầu tư cho rằng, việc làm này không có gì là mới mẻ, bởi trên thế giới có nhiều doanh nghiệp “già cỗi, lỗi thời, lạc hậu” thì buộc doanh nghiệp đó phải sắp xếp lại cơ cấu mô hình của tổ chức làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Trong quá trình tái cơ cấu có những doanh nghiệp chỉ xem xét cấu trúc lại một phần hoặc một số phần. Có doanh nghiệp cấu trúc lại toàn bộ tổ chức. Như Hanhud thì đây là trường hợp tái cơ cấu chỉ xét cấu trúc lại một phần. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp mà có sự tham gia nắm giữ tới 30% nguồn vốn Nhà nước thì việc Hanhud có thể tái cơ cấu lại doanh nghiệp cũng là một điều đáng khen ngợi không dễ gì làm được. Là đơn vị đầu tư, kinh doanh bất động sản, đương nhiên Hanhud đặt kinh tế lên hàng đầu, nhưng bên cạnh đó đơn vị còn tập trung  thực hiện chủ trương của Thành phố  Hà Nội về phát triển nhà ở xã hội, tái định cư, giải quyết tạo quỹ nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức Liên cơ quan huyện Thanh Trì; Dự án Khu nhà ở cao tầng phục vụ di dân GPMB và kinh doanh tại phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng công trình chung cư cao tầng 26 A, 27-21No khu Đô thị Bắc Đại Kim mở rộng phục vụ tái định cư di dân giải phóng mặt bằng.  

Tuy nhiên, giới đầu tư lại cho rằng, sức khỏe kinh tế của Hanhud không nằm ở việc đơn vị này tiến hành việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Bởi, tái cơ cấu chỉ là phương hướng, chiến lược để doanh nghiệp định vị được hướng đi trong tương lại. Còn “hạt nhân” sức khỏe kinh tế của Hanhud được giới đầu tư chú ý nhất đó chính là hàng loạt quỹ  “ dự án” mà đơn vị này đang nắm giữ để triển khai sắp tới. 

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng cho rằng: Những năm gần đây, thị trường bất động sản lên ngôi, trong khi quỹ đất ngày càng trở nên kham hiếm. Nên việc Hanhud đang nắm trong tay hàng loạt các quỹ dự án trên địa bàn trong và ngoài Hà Nội sẽ khiến cho rất nhiều nhà đầu tư muốn bắt tay hợp tác để kinh doanh “chia phần” lợi nhuận.

Và đây, mới chính là “hạt nhân” để lấy làm thước đo sức khỏe nền kinh tế của Hanhud ổn định, bền vững, đứng vững trong thời kỳ khó khăn. 

Xuân Hoàng