Thứ bảy 19/07/2025 06:36
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giữa "tâm bão" COVID-19, doanh nghiệp không đơn độc

12/10/2020 00:00
Cứu doanh nghiệp vượt "bão" COVID19 không chỉ là tồn vong của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là cứu nội lực kinh tế của quốc gia.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau hơn 2 tháng cầm cự, doanh nghiệp lớn nhỏ đang có nguy cơ "hụt hơi", "đuối sức", ngấp nghé bờ vực phá sản. 16.200 doanh nghiệp "chết lâm sàng", tạm ngừng hoạt động từ đầu năm. Nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp cho biết sẽ phá sản. Đây là con số ám ảnh nhiều người. Chỉ thị của Thủ tướng dùng giải pháp tín dụng tiếp sức cho doanh nghiệp đã nhận được sự hưởng ứng tức thời từ các ngân hàng.

Gói tín dụng 250.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

Gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng như một sự tham gia tự nguyện của các ngân hàng, không sử dụng đến ngân sách Nhà nước. Đây là sự chia sẻ giữa hai bên ngân hàng và doanh nghiệp, dưới các hình thức như tái cấu trúc lại kỳ hạn khoản vay, giảm lãi, phí. Điều này có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp niêm yết có sử dụng nguồn vốn đi vay lớn.

Nhưng các ngân hàng thương mại, hoạt động như một doanh nghiệp phải cân đối cân đối về tài chính của mình. Họ cho vay theo lãi suất huy động + chi phí hoạt động vì chỉ như vậy, họ mới có thể duy trì hoạt động và có lãi. Lúc này, lại cần đến vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Động thái kịp thời hạ lãi suất điều hành tuần qua được xem là tiếp thêm nguồn lực cho ngân hàng thương mại, qua đó, hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng lãi suất thấp

Các mức lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khẩu thường được coi như nguồn đầu vào dự phòng cho ngân hàng thương mại trong trường hợp cần thiết. Khi NHNN giảm nguồn đầu vào này, đồng nghĩa giúp các ngân hàng thương mại có thêm nguồn lực để giảm lãi suất cho vay đầu ra tới người dân.

Đợt điều chỉnh này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo ra mặt bằng lãi suất thấp hơn, không chỉ với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mà với tất cả các doanh nghiệp nói chung. Ngoài miễn giảm lãi, các ngân hàng thương mại cũng vẫn đang thực hiện việc cơ cấu nợ, giãn nợ để các doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch.

Dù hệ lụy của COVID-19 khiến tổng dư nợ 926.000 tỷ đồng không còn khả năng trả đúng hạn, nhưng NHNN đã lập tức đưa ra cơ chế mở hiếm có cho phép ngân hàng thương mại chủ động quyết định thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng.

Trong điều kiện chống cú sốc ngắn hạn hiện nay, chính sách tài khóa nên được ưu tiên hơn là chính sách tiền tệ do hiệu quả mang tính tức thì, ít độ trễ. Đây chính là điểm huyệt cần hỗ trợ lúc này. Vì vậy, doanh nghiệp đang rất trông chờ cơ chế cụ thể của Bộ Tài chính để gói tài khóa 30.000 tỷ đồng nhanh cứu doanh nghiệp.

Không thanh, kiểm tra doanh nghiệp không vi phạm

Ngành thuế luôn được ví như là đại sứ của Chính phủ để đi tiếp xúc và lắng nghe doanh nghiệp. Đã từng có những vấn đề khiến mối quan hệ này không được gần gũi, nhưng trong bối cảnh hiện tại, nỗi sợ thanh kiểm tra của doanh nghiệp Việt Nam đã được gỡ bỏ.

Mới đây, Tổng cục Thuế có công văn chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung vào thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và không thanh kiểm tra các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm. Điều này giúp doanh nghiệp ổn định tâm lý, có thời gian chèo lái con thuyền giữa "tâm bão".

Ngoài chia sẻ những khó khăn tài chính đang phải đương đầu, doanh nghiệp cũng nói nhiều đến tâm lý sợ cô độc, sợ phải chiến đấu một mình, cả về vật lực và tinh thần. Về tinh thần, trong những tháng ngày vất vả chống dịch như hiện nay, doanh nghiệp luôn có sự sát cánh, thấu hiểu của nhiều Tổng tư lệnh ngành.

Đề xuất doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 được tạm dừng đóng BHXH

Với doanh nghiệp có số lao động bị tạm thời nghỉ việc dù ít hay nhiều, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất: được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho đến hết năm nay. Thay vì đề xuất trước đó phải có 50% số lao động bị nghỉ việc trở lên mới được hưởng.

Ông Đào Ngọc Dung- Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Bộ chủ động triển khai hướng dẫn tạm dừng đóng BHXH, bảo hiểmhưu trí, người lao động bị ảnh hưởng do tác động của dịch và doanh nghiệp bị 50% thiệt hại do dịch, với con số này chúng ta hoàn toàn chủ động được trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, Bộ thấy chưa đủ nên trình với Chính phủ và xin ý kiến Thường vụ Quốc hội nâng cao mức nữa, tập trung mở rộng đối tượng gồm tất cả những doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch thì đều có thể tạm dừng. Tất cả các doanh nghiệp đó không khống chế tỷ lệ 50%, thậm chí 10% người lao động đều được tiến hành. Doanh nghiệp mức giảm thu 50% có thể áp dụng ngay, trong trường hợp như vậy hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp".

Có một câu chuyện khơi gợi cảm hứng đang được chia sẻ trên mạng xã hội, bắt đầu bằng một tin nhắn giản dị: Minh à, đang tình hình dịch khó khăn thế này các cháu cứ bán hàng đi, cô không lấy tiền (thuê nhà) mấy tháng nữa... Cháu đợt này có khỏe không".

Minh là chủ một nhà hàng ăn uống, một trong vô vàn các DN nhỏ đang gặp khó, đang rất "không khỏe". Còn "cô" ở đây là bác chủ nhà. Giữa mùa dịch, đang có rất nhiều những cô chủ nhà như vậy

Doanh nghiệp, cũng giống như một thực thể sống, cần có sự chia sẻ và cảm thông để không cảm thấy đơn độc. Dù lớn dù nhỏ, dù là sếu đầu đàn hay một chú kiến cần mẫn của nền kinh tế, điều giá trị nhất trong khó khăn lại không phải là tiền mà là sự tương trợ. Thủ tướng gọi họ bằng một từ đầy ý nghĩa và gửi gắm: Những pháo đài.

Pháo đài Chính phủ là những quyết sách ra đời bằng sự thấu hiểu để tiếp sức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng là pháo đài để bảo vệ mình, bảo vệ người lao động, bảo vệ những doanh nghiệp nhỏ hơn, yếu hơn để doanh nghiệp không cô độc, chờ khi bão tan, sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa.

PV

Tin bài khác
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.