Thứ năm 10/07/2025 00:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giảm lãi suất điều hành: Tạo sức bật cho nền kinh tế

12/10/2020 00:00
Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.

Giảm lãi suất đúng và trúng thời điểm

Chiều ngày 12/5/2020, NHNN quyết định giảm một loạt các lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 13/5/2020. Cụ thể, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.

Bên cạnh đó, NHNN cũng giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay thuộc một số lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên cũng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm...

Giảm lãi suất điều hành: Tạo sức bật cho nền kinh tế

Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN

Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 liên tiếp trong vòng chưa đầy 2 tháng qua. Trước đó ngày 17/3 NHNN cũng đã giảm mạnh các mức lãi suất, tối đa lên đến 1%/năm. Lý giải đưa ra quyết định trên, về phía NHNN cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và gây suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nhiều nước cắt giảm lãi suất điều hành và thực thi nhiều giải pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ tài khóa với quy mô lớn. Đồng thời, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 tại Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 và Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước, NHNN Việt Nam quyết định điều chỉnh các mức lãi suất nêu trên.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế cũng như thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo ra hiệu ứng giảm lãi suất tới các TCTD, qua đó hỗ trợ phục hồi sản xuất - kinh doanh của DN. Đồng thời cho thấy khả năng kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trung hạn là khá tốt.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá, cách thức hỗ trợ thị trường, nền kinh tế của NHNN ngày càng kịp thời, sát với diễn biến của thị trường. Theo đó, sau khi đưa ra các giải pháp quan trọng hỗ trợ như hoãn, giãn, cơ cấu lại nợ cùng với đưa ra các gói tín dụng quy mô lớn... giúp DN giảm bớt gánh nặng nợ nần, cầm cự trong giai đoạn khó khăn, thì đến thời điểm này, khi các cơ hội sản xuất kinh doanh dần mở ra, NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành tạo mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn. “Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN, nền kinh tế. Việc hạ lãi suất chung cũng như tiếp tục gia tăng các gói tín dụng ưu đãi của NHTM chắc chắn có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình dần hồi phục và có thể tạo sức bật cho nền kinh tế thời gian tới”, ông Thành cho biết.

Giới DN cũng bày tỏ vui mừng quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN. “Quyết định trên phát tín hiệu mặt bằng lãi suất cho vay có thể thấp hơn nữa. Qua đó giảm được chi phí trong giá thành sản xuất để từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường và giảm thiểu chi phí tài chính hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất kinh doanh trong thời gian tới”, một DN ngành hóa chất bày tỏ. Với vai trò là cầu nối của các DN và ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân cho rằng,“ở bất cứ tình huống nào, sự hỗ trợ của ngành Ngân hàng cũng rất quý. Trong bối cảnh hiện nay lại càng có ý nghĩa, vì DNNVV đang gặp nhiều khó khăn”.

Vẫn cần thận trọng trước biến động thị trường

Không chỉ đánh giá tích cực về thời điểm, mức giảm lãi suất thêm 0,5%/năm cũng được đánh giá là phù hợp. TS. Võ Trí Thành nhận định lạm phát bình quân vẫn còn cao. Cùng với diễn biến kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó lường nên mức giảm 0,5%/năm là vừa phải vừa bám vào nguyên tắc hỗ trợ thiết thực nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, NHNN vẫn khá thận trọng trong việc đánh giá những rủi ro có thể có trong tương lai đối với kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19. “Quyết định trên cho thấy sự cẩn trọng của NHNN đề phòng những rủi ro có thể xảy ra đối với kinh tế trong nước và trên toàn cầu sau khủng hoảng Covid-19. Chẳng hạn, dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài tại một số quốc gia thậm chí có thể bùng trở lại thành làn sóng thứ 2. Đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang có dấu hiệu nóng lên và có thể tác động xấu đến kinh tế toàn cầu trong trung hạn. Mức giảm các loại lãi suất điều hành của NHNN cũng cho thấy Chính phủ, NHNN vẫn muốn để dành dư địa cho việc nới lỏng hơn chính sách tiền tệ nếu thấy cần thiết trong thời gian tới”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận xét.

Đồng tình dư địa giảm lãi suất vẫn còn, nhưng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, lãi suất hiện nay không phải là điểm nghẽn chính với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do đó nếu chỉ riêng công cụ lãi suất không thể giải quyết vấn đề được. Vấn đề quan trọng nhất là thị trường, chuỗi cung ứng đang bị cắt đứt do dịch, và mối đe dọa từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể nóng lên và làm trầm trọng thêm tình hình này.

Để giúp cho DN có mặt bằng lãi suất cho vay tốt hơn, cũng có ý kiến đề xuất áp trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài. Tuy nhiên giới chuyên môn đánh giá, đề xuất này là không phù hợp bởi trần lãi suất huy động dài hạn phải theo nguyên tắc thị trường. Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành: Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đang hướng đến các giải pháp mang tính thị trường, hạn chế biện pháp hành chính. Thứ hai, việc các ngân hàng cần huy động vốn dài hạn để cơ cấu kỳ hạn, chưa nói đến nguồn vốn ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi.

Cho rằng nếu có điều kiện giảm thêm lãi suất hỗ trợ DN là điều tốt, song TS. Nguyễn Đức Độ lưu ý, vấn đề mấu chốt là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. “Không thể trông chờ quá nhiều vào giải pháp từ chính sách tiền tệ mà cụ thể là chính sách lãi suất. Ngân hàng phải đảm bảo lợi nhuận cũng như an toàn hoạt động của họ nên mọi sự hỗ trợ cũng chỉ ở mức độ”, ông Độ cho biết.

Nguyễn Vũ

Tin bài khác
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tìm giải pháp đột phá để Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế hai chữ số.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phối hợp, gỡ vướng mắc để Hà Nội sớm hiện thực hóa trục Sông Hồng, kiến tạo biểu tượng cho Thủ đô.
Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn.