Thứ tư 27/11/2024 23:48
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Giá trị của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm tại thị trường EU

12/10/2020 00:00
Thực tế cho thấy, nếu hàng hóa Việt Nam được EU cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi EVFTA có hiệu lực, giá trị sản phẩm tăng gấp nhiều lần. Đơn cử, khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong có giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc

Dự kiến từ 1/8/2020 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực, được xem là “bàn đạp” cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU. Đây là thị trường trọng điểm thứ 2 của xuất khẩu nông sản Việt Nam, EU có đến 27 quốc gia thành viên, trong đó chúng ta đã đưa nông sản đến 17 nước, đều là những nơi có tiêu chuẩn rất cao. Sau lộ trình thuế quan, gần 100% sản phẩm Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế, đây là mức cam kết lớn nhất mà một đối tác đưa ra cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết.

Đáng chú ý, trong nội dung thực hiện các cam kết giữa hai bên, về mặt sở hữu trí tuệ, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Việt Nam đề nghị 41 chỉ dẫn địa lý và được EU chấp nhận 39 địa chỉ). Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là hàng rau quả (chiếm 49%), còn lại sản phẩm cây công nghiệp - chế biến chiếm 15%, thủy sản và chế biến từ thủy sản chiếm 13%, sản phẩm khác chiếm 13%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng cam kết bảo hộ tới 169 chỉ dẫn địa lý của EU. Các sản phẩm được bảo hộ chứng nhận chỉ dẫn địa lý của EU sản phẩm chủ yếu là rượu và phomat, rất ít các sản phẩm tươi sống.

Nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại EU.

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Vũ Xuân Trường - Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, EVFTA hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho EU cũng như Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan đến nông sản, thực phẩm - đây cũng là cơ hội để các sản phẩm chủ lực của Việt Nam có thể gia nhập thị trường EU và khẳng định thương hiệu tại thị trường này.

Bên cạnh đó, theo thống kê đến 6/9/2019, có 75 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở Việt Nam; trong đó có 69 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý nước ngoài. Nguyên nhân khiến số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ chưa nhiều bởi ý thức của người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng trong việc bảo vệ danh tiếng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa cao; đặc thù quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khu vực địa lý phân tán nên sản phẩm không đồng đều; hệ thống kiểm soát, chứng nhận sản phẩm chưa có kinh nghiệm, thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn…

Trong khi đó, nếu được bảo hộ sở hữu trí tuệ, giá trị sản phẩm tăng gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy, khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong có giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%; nước mắm Phú Quốc tăng từ 30-50%, chuối ngự Đại Hoàng tăng 100-130%...

Theo ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), để vào được thị trường EU, các sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. EU có hàng loạt quy định, yêu cầu của họ rất khắt khe, nhất là các quy định về các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thực phẩm.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU phải đạt hai loại chứng nhận cơ bản là GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) và chứng nhận HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn, tương tự hệ thống quản lý chất lượng ISO).

Theo tiêu chuẩn GlobalGap (với trên 200 tiêu chí), người sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát từ khâu canh tác đến thu hoạch, chế biến bao gồm toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất như làm sạch đất, chọn giống cây trồng vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Ngoài ra, GlobalGap cũng đề cập đến các tiêu chí khác như: Phúc lợi cho người lao động, độ tuổi lao động, lao động trẻ em, vấn đề bảo vệ môi trường... Đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam, bởi hiện nay, tỉ lệ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam mới chủ yếu theo tiêu chuẩn VietGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam) và số lượng các sản phẩm theo mô hình này còn chưa nhiều.

Thanh Tùng

Tin bài khác
VN-Index duy trì đà tăng, nhà đầu tư cần thận trọng trước cơ hội mới

VN-Index duy trì đà tăng, nhà đầu tư cần thận trọng trước cơ hội mới

VN-Index tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch ngày 26/11, tuy nhiên, nhà đầu tư cần kiên nhẫn và tránh tâm lý FOMO, khi thị trường đang chạm kháng cự mạnh.
Thị trường chứng khoán: Dự báo tín hiệu mua tại vùng 1220

Thị trường chứng khoán: Dự báo tín hiệu mua tại vùng 1220

Thị trường chứng khoán ngày hôm qua 15/11 tăng 6,6 điểm, với khả năng kiểm tra vùng 1220. Nhà đầu tư cần chú ý tín hiệu FTD và sẵn sàng bắt đáy tại 1220.
Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh từng được vinh danh trong top 10 nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến Internet Việt Nam (2007-2017) và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index tiếp tục hồi phục, nhưng thanh khoản giảm. Nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, giảm tỷ trọng cổ phiếu yếu và chuẩn bị tiền mặt để ứng phó với rủi ro.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản dẫn dắt thị trường chứng khoán ngày 20/11, với sự hồi phục tích cực tại vùng 1200. Tuy nhiên, thanh khoản chưa đủ mạnh xác nhận đáy.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, khối ngoại bán ròng. Nhóm midcap ổn định, tín hiệu đáy kỹ thuật rõ ràng. Cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý.
Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp hồi phục đáng chú ý tại vùng 1.200 điểm, tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, tuy nhiên, thanh khoản bắt đáy vẫn yếu.
VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN -Index đang chịu áp lực lớn khi DXY tăng và rủi ro từ mô hình vai đầu vai. Ngưỡng 1200 điểm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhà đầu tư cần thận trọng.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Thị trường chứng khoán ngày 14/11 rung lắc mạnh, nhưng những cú giảm mạnh có thể là cơ hội đầu tư tốt trong cuối 2024. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn trong giai đoạn này.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh, VnIndex tạo phân kỳ dương. Dòng tiền lớn đã vào cuộc, tạo cơ hội mua an toàn trước khi thị trường phục hồi.
Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Cổ phiếu DBC đang cho tín hiệu chuẩn bị vượt đỉnh, giữ vững sắc xanh giữa thị trường điều chỉnh.
Thị trường M&A – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường M&A – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường M&A tại Việt Nam đang sôi động, dù doanh nghiệp thận trọng. Tuy nhiên, M&A vẫn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tái cấu trúc và tìm cơ hội hợp tác.