Thứ bảy 12/07/2025 16:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chờ đợi xu hướng bùng nổ tuyển dụng hậu đại dịch

12/10/2020 00:00
Hoạt động tuyển dụng sẽ đảo chiều và bùng nổ sau dịch, những ngành đang cắt giảm nhân sự sẽ tăng nhu cầu tuyển dụng vì họ cần đội ngũ nhân lực để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư sản xuất.

Bùng nổ tuyển dụng sau dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa nguồn cung ứng, tránh phụ thuộc vào một quốc gia. Điều này đang đẩy nhanh tiến trình dịch chuyển đầu tư sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ví dụ, Apple quyết định sẽ sản xuất khoảng 30% mẫu tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam thay vì Trung Quốc.

Theo ManpowerGroup Việt Nam, nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, vận tải, chuỗi cung ứng/hậu cần, nông nghiệp, chuỗi sản xuất ngành thực phẩm và đồ uống trong nước hiện bắt đầu khởi sắc.

Đặc biệt, nhóm ngành kinh doanh, thương mại trực tuyến vẫn tiếp tục tăng nhu cầu tuyển dụng các vị trí từ cấp cao đến cấp trung và cấp phổ thông. Các ngành fintech, ví điện tử, công nghệ bảo hiểm (insurance tech), công nghệ thực phẩm (food tech), chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế, ngành năng lượng mới cũng tăng nhu cầu tuyển dụng.

“Chúng tôi dự đoán hoạt động tuyển dụng sẽ đảo chiều và bùng nổ sau dịch, những ngành đang cắt giảm nhân sự sẽ tăng nhu cầu tuyển dụng vì họ sẽ cần đến đội ngũ nhân lực để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư sản xuất”, Ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng phòng Dịch vụ Khoán việc và Cho thuê lại lao động, ManpowerGroup Việt Nam.

Trong trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp đã quay lại nhịp độ sản xuất ban đầu, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tăng tốc quá trình tuyển dụng. “Một số khách hàng trong mảng sản xuất của chúng tôi thậm chí gia tăng sản lượng trong mùa Covid- 19, đặc biệt là ngành sản xuất”, ông Sơn nói.

Mới đây, Công ty TNHH LG Display đã đăng tuyển hơn 5.000 công nhân sản xuất và hơn 1.000 kỹ thuật viên. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng sản xuất sau dịch cũng như đáp ứng các đơn hàng tăng cường từ đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, Tập đoàn Samsung Việt Nam đã thông báo về đợt tuyển dụng nhân sự chất lượng cao với quy mô lớn trong năm 2020. Theo đó, để mở rộng hoạt động sản xuất ngay trong năm nay, Samsung Việt Nam tiếp tục tuyển dụng kỹ sư, cử nhân tất cả các chuyên ngành từ các trường đại học, học viện trong cả nước.

Chuẩn bị năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu thương chiến Mỹ - Trung là tác nhân thúc đẩy xu hướng dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc thì dịch bệnh Covid-19 càng đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Và đây là cơ hội cho Việt Nam.

Việt Nam đang dần trở thành công xưởng sản xuất tại châu Á nhờ vào nhiều lợi thế như lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công cạnh tranh, chính sách thuế quan hấp dẫn, môi trường chính trị ổn định, lợi thế địa lý và chính sách thương mại cởi mở. Các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả các doanh nghiệp Trung Quốc, đang lên kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển ngành sản xuất lên một tầm cao mới, tạo ra hàng ngàn việc làm ý nghĩa cho lực lượng lao động trong nước.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải là nước duy nhất và sẽ bị cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia trong khu vực muốn “hút” dòng vốn này về nước mình. Kể từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ hơn một năm trước, ngoài Việt Nam, nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất sang Philippines, Đài Loan.

Vào ngày 3-5-2020, Nhật Bản công bố chương trình hỗ trợ trị giá 2,2 tỉ đô la Mỹ khuyến khích các doanh nghiệp nội địa dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc về lại Nhật hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á.

Trước đó, vào tháng 4, Chính phủ Ấn Độ đã liên hệ với hơn 1.000 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc và đề nghị các chính sách hỗ trợ hấp dẫn đối với những doanh nghiệp sản xuất nào muốn rời khỏi Trung Quốc.

Việt Nam dù là điểm đến hấp dẫn nhưng chất lượng nguồn lao động vẫn là điểm yếu cốt tử khi thu hút nguồn vốn này. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10) xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm…

Hàng năm, lương tối thiểu vùng tại Việt Nam tăng trung bình 5- 5,5%. Cụ thể, lương tối thiểu vùng 1 năm 2020 là 4,48 triệu đồng, tăng 460% trong 11 năm qua. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ tăng trưởng GDP hàng năm, mức tăng lương tối thiểu này vẫn còn gây nhiều tranh luận giữa các doanh nghiệp và người lao động. Trong khu vực, Đông Nam Á, không phải nước nào cũng điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm như Việt Nam. Đơn cử Thái Lan, họ chỉ điều chỉnh tăng lương 2 lần kể từ 2013 và lần gần đây nhất là năm 2020, họ chỉ điều chỉnh tăng 0,2 đô la Mỹ.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tiền lương của lao động Việt Nam cao hơn so với nhân lực của một số nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ bằng gần nửa so với Trung Quốc. Lợi thế lao động giá rẻ sẽ dần mất đi.

“Để duy trì độ hấp dẫn của yếu tố nhân lực đối với các nhà đầu tư, Việt Nam nên đi theo hướng phát triển kỹ năng, gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, thay vì chỉ tập trung vào chi phí nhân công”, ông Sơn nói.

Ông Sam Haggag - Tổng giám đốc ManpowerGroup Malaysia cho rằng, công nghệ tiên tiến đang tác động và chuyển đổi các ngành nghề trên phạm vi toàn cầu, và ngành sản xuất cũng không ngoại lệ. Gần một nửa (49%) các vị trí trong ngành sản xuất sẽ thay đổi trong vòng ba đến năm năm tới. Đặc biệt, các vị trí đòi hỏi các kỹ năng cao như tự động hoá, thiết bị đo đạc (instrumentation) và công nghệ robot (robotics) đang gia tăng.

Để tăng chất lượng nhân tài, tiền đề thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới, ông Haggag nhấn mạnh các tổ chức cần những cách tiếp cận mới hơn để tăng cường việc nâng cao kỹ năng cho người lao động và phát triển nhân tài cần thiết giúp họ duy trì khả năng cạnh tranh. Các chương trình đào tạo ngắn hạn tối đa sáu tháng là phương pháp phát triển kỹ năng hiệu quả nhất.

Nghiên cứu “Khảo sát thiếu hụt nhân tài” của ManpowerGroup năm 2019, dự đoán 84% doanh nghiệp sẽ đào tạo lại và nâng cấp kỹ năng cho lực lượng lao động của họ vào năm 2020, con số này tăng gấp 4 lần so với năm 2011 (chỉ có 21% doanh nghiệp đào tạo cho nhân viên của mình).

Nhân sự đáp ứng được nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân tài và giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.

Vũ Dung

Tin bài khác
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.