Thứ tư 16/07/2025 02:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cẩn trọng xuất xứ hàng Việt vào Mỹ

12/10/2020 00:00
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang tăng trưởng mạnh, nhưng song song đó vẫn thường trực nỗi lo về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ nước này.

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã khuyến nghị các doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu (XK) của Việt Nam cần xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng trong việc đầu tư, mở rộng đầu tư, công suất, kế hoạch sản xuất, XK các sản phẩm sang thị trường Mỹ.

Thường trực nỗi lo

Đặc biệt, các DN cần tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).

Động thái của Cục PVTM là hoàn toàn có lý do, bởi trong tuần thứ ba của tháng 10/2019, phía Mỹ đã đưa ra phán quyết cuối cùng 4 vụ việc liên quan đến biện pháp PVTM mà ở đó có một số quốc gia trong ASEAN.

Đơn cử như Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố quyết định cuối cùng vụ việc điều tra về chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu thép sợi carbon và thép hợp kim từ Thái Lan. Theo kết luận, các nhà XK từ nước này đã bán phá giá thép sợi carbon và thép hợp kim với biên độ phá giá là 20,83%.

Hoặc như việc DOC đã công bố quyết định cuối cùng vụ việc điều tra về thuế chống bán phá giá đối với A-xê-ton nhập khẩu từ Singapore và Tây Ban Nha. Theo đó, DOC cho rằng các nhà XK từ các quốc gia này đã bán phá giá sản phẩm nói trên vào thị trường Mỹ với biên độ phá giá tương ứng ở mức 66,42 – 131,75% và 137,39 – 171,81%.

Đây được cho là chuỗi nối dài kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, DOC đã khởi xướng 184 vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mới.

Trong khi đó, tăng trưởng XK của Việt Nam vào Mỹ từ đầu năm đến nay là rất cao, hiện Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Riêng 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK của Việt Nam vào Mỹ tăng đến 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 44,86 tỷ USD.

Bên cạnh sự lạc quan của DN khi XK vào thị trường này vẫn thường trực nỗi lo về các biện pháp PVTM của Mỹ khi nhìn từ động thái của DOC qua những vụ việc gần đây.

Mặt khác, việc một số DN nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến XK có thể sẽ khiến cho phía Mỹ “để mắt” chiêu thức lẩn tránh xuất xứ.

Chẳng hạn liên quan vụ gần 2 triệu tấn nhôm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ giả mạo xuất xứ để xuất đi Mỹ, chia sẻ với giới báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã cảnh báo là cần tránh nhập nguyên liệu từ các nước, vùng lãnh thổ đang bị phía Mỹ đánh thuế cao để sản xuất hàng XK sang Mỹ.

Phân tích từ biểu đồ các vụ việc lẩn tránh thuế với hàng XK của Việt Nam thời gian qua, Cục PVTM cho rằng các sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như nhôm, thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử, thuỷ sản, gỗ ván ép, lốp xe, pin mặt trời…

Can-trong-xuat-xu-hang-Viet-va-7591-9914
DN Việt vẫn thường trực nỗi lo các biện pháp PVTM của Mỹ

Tăng cường cảnh báo

“Hàng hóa thường bị cáo buộc nhập khẩu nguyên liệu chính từ nền kinh tế đang bị Mỹ áp thuế PVTM, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây gồm cả cáo buộc nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ”, Cục PVTM cho biết.

Xét về nguyên nhân khách quan của tình trạng này, theo giới chuyên gia, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) còn chưa rõ ràng, dư thừa công suất ở một số ngành hàng, xung đột thương mại, cơ chế tự chứng nhận C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa), vấn đề hội nhập của các DN Việt, chuyên môn hoá theo chuỗi.

Còn về mặt chủ quan, đó là công tác cấp C/O. Giới chuyên gia cho rằng khó khăn lớn nhất như thị trường Mỹ là việc áp dụng chế độ tự chứng nhận xuất xứ, tức là không yêu cầu DN xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước DN cấp. Do C/O không phải là chứng từ bắt buộc, DN được tự khai và tự chịu trách nhiệm với hải quan nước nhập khẩu.

Đó còn là do chính sách giám sát, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhận thức của DN, thiếu thông tin cảnh báo, vấn đề phát triển ngành. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường cảnh báo, kiểm tra chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ.

Về phía cơ quan chức năng và DN cũng cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra nước ngoài; đồng thời hoàn thiện khung pháp lý để ngăn ngừa hành vi lẩn tránh, như Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 10/2018.

Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Tuấn Vũ, Trần Thị Thuận Giang (Đại học Luật Tp.HCM), về bản chất, quy tắc xuất xứ được coi là một rào cản thương mại, được Nhà nước sử dụng một biện pháp “bảo hộ ẩn” để bảo vệ sản xuất trong nước.

Nếu thuế quan “thiên vị” hàng hóa một nước khác, thì quy tắc xuất xứ lại có thể giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, như một cách thức để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu.

Điều cần làm hiện nay để ngăn ngừa các biện pháp PVTM từ phía Mỹ là các cơ quan chức năng tăng cường cảnh báo, kiểm tra chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ. Đặc biệt là cần tăng tuyên truyền đến các DN về những quy định pháp luật liên quan việc này.

Thế Vinh

Tin bài khác
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.