Xử phạt vi phạm hành về chính công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
- Kinh doanh
- 09:51 15/01/2021
DNHN - Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021 và thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/ 2015. Việc công bố báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của năm tài chính 2020 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC.

So với thông tư cũ, Thông tư 96 mở rộng đối tượng công bố thông tin, thông tư quy định khá toàn diện các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin như công ty đại chúng; tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng; tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp.
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.
Theo Thông tư, khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố, bao gồm đầy đủ các thông tin theo quy định.
Thông tư cũng quy định, các đối tượng công bố thông tin là tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thông qua 1 người đại diện theo pháp luật hoặc 1 cá nhân là người được uỷ quyền công bố thông tin của tổ chức đó.
Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời về thông tin do người được uỷ quyền công bố thông tin công bố.
Các chế tài xử phạt
Tình trạng vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có xu hướng giảm dù chế tài xử phạt khá nặng và cơ quan quản lý đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.
Để ngăn chặn và răn đe tình trạng này, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cụ thể, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Riêng hành vi vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán và thao túng thị trường chứng khoán thì mức phạt tiền tối đa đối với hành vi này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân.
Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định ở trên thì áp dụng mức phạt tiến tối đa quy định ở trên để xử phạt.
Đáng chú ý, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng dành riêng Điều 42 để quy định về xử phạt vi phạm quy định về công bố thông tin. Theo đó, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin; Không lưu giữ thông tin công bố theo quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán; Công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán; Công bố thông tin cá nhân của chủ thể khi chưa được chủ thể đồng ý.
Ngoài ra, phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán; không xác nhận hoặc đính chính thông tin hoặc xác nhận, đính chính thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật khi có thông tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán hoặc khi nhận được yêu cầu xác nhận, đính chính thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán.
Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
Bảo Ngân
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch
Bộ Công Thương vừa có văn bản hướng dẫn về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.
Những loại thuế, phí nào mà doanh nghiệp, người dân được giảm trong năm 2021?
Bên cạnh việc tiếp tục gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí trong năm 2021, Bộ Tài chính đang đề xuất gia hạn nộp 115.000 tỷ đồng thuế, tiền thuê đất.
Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 97 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 97,505 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo
Bộ Tài chính cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo. Tổ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Chính sách chống bán phá giá đường ngoại nhập sẽ làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước
Nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) nhận định, những biện pháp phòng vệ thương mại này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá đường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.
Kiến nghị cho người Việt có thể vào chơi Casino ở các điểm du lịch lớn
Nhóm doanh nghiệp kinh doanh casino kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu tính khả thi để bổ sung casino tại các điểm du lịch lớn của Việt Nam vào danh sách các casino được thí điểm cho người Việt Nam chơi.
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021, gồm: Đồ gỗ, xe đạp, đệm mút... nhầm chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
CPI tháng 02/2021 tăng 1.52% so với tháng liền trước, cao nhất 8 năm
Trong mức tăng 1.52% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.
Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.