Thứ ba 18/03/2025 14:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

15/02/2025 18:26
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 17/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2024; các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Giai đoạn 2021-2024 công tác sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp đạt một số kết quả tích cực nhưng đến nay còn hạn chế, số lượng DNNN được phê duyệt Đề án cơ cấu lại ít (mới đạt 17% về số lượng), vẫn còn 559 doanh nghiệp (DN) chưa được phê duyệt. Còn một số tồn tại, vướng mắc, vấn đề mới phát sinh cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá lại tình hình để có phải pháp phù hợp như đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật hiện hành hoặc báo cáo Trung ương xem xét, cho ý kiến trong quá trình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017, cụ thể: Khó khăn trong việc xác định đúng, đầy đủ giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trong đó, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất…

Kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp tháo gỡ vướng mắc, phát sinh

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập nước và Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc). Nhiệm vụ năm 2025 rất nặng nề khi vừa phải tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách (Luật thay thế Luật số 69/2014/QH13), tinh gọn tổ chức bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước (chấm dứt hoạt động của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp), vừa phải tiếp tục tháo gỡ các tồn tại, khó khăn, thúc đẩy cơ cấu lại DNNN, phát triển doanh nghiệp.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện, kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân; để thực hiện tốt công tác quản lý, cơ cấu lại, hỗ trợ, phát triển DNNN, DN nói chung trong năm 2025 và một số định hướng cơ chế chính sách trong giai đoạn sau 2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị/người đại diện phần vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN chịu trách nhiệm về tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, kế hoạch sắp xếp lại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, Ban Chỉ đạo tổ chức họp để đánh giá về tình hình thời gian vừa qua (tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo; tình hình triển khai công tác sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp…), kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, phát sinh, tồn tại (nếu có).

Các DNNN, tập đoàn kinh tế, tổng công ty chủ động nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực mới trên thế giới, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, bám sát tình hình, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển, bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho nền kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư

Các cơ quan đại diện chủ sở hữu tập trung chủ động, tích cực nắm bắt tình hình thực tiễn nhất là những khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn trong hoạt động sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói riêng; các tồn tại, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sở đó, khẩn trương xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền; phối hợp, kiến nghị với các Bộ để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề còn tồn đọng, phát sinh mới.

Đồng thời chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, DNNN trực thuộc đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư. Tập trung cao độ nguồn lực để bảo đảm các mốc tiến độ thực hiện đối với những dự án lớn, quan trọng.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN; khẩn trương có văn bản đôn đốc các cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt Đề án cơ cấu lại DNNN trực thuộc theo theo thẩm quyền, quy định pháp luật.

Cùng với đó chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất định hướng, cách thức triển khai cơ cấu lại, sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN; tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trong giai đoạn 2026-2030; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện đúng, đầy đủ ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 72/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 01 năm 2025, theo đó, khẩn trương theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện các giải pháp để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu.

Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương nghiên cứu các kiến nghị của các Tập đoàn, Tổng công ty nêu tại cuộc họp để xử lý ngay các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung ban hành pháp luật liên quan.

Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại theo thẩm quyền; Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp tục tổ chức đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại một số cơ quan, đơn vị trọng điểm.

Theo baochinhphu.vn

Tin bài khác
Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững bằng nguồn ngân sách

Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững bằng nguồn ngân sách

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 09/TT-BTC, hướng dẫn chi tiết cơ chế quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước để triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025.
Vì sao hộ kinh doanh cá thể không chịu lớn ?

Vì sao hộ kinh doanh cá thể không chịu lớn ?

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhiều hộ kinh doanh không muốn lên doanh nghiệp chủ yếu lo ngại về nhiều nghĩa vụ pháp lý khác. Cần tháo gỡ mọi điểm nghẽn để có 2 triệu doanh nghiệp chất lượng vào năm 2030.
Nghị quyết mới sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết mới sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp tư nhân

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, khi có cơ chế rõ ràng và phù hợp, doanh nghiệp tư nhân sẽ có điều kiện hoạt động bền vững hơn, đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Theo các chuyên gia, để kinh tế tư nhân có cơ hội trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP thì Nhà nước phải cải thiện thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và FDI.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
Chỉ thị số 07/CT-TTg: Không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình, nộp các giấy tờ số hóa

Chỉ thị số 07/CT-TTg: Không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình, nộp các giấy tờ số hóa

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg, trong đó chỉ đạo không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình, nộp, khai báo lại các thông tin, giấy tờ số hóa.
Xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, Thủ tướng đưa cơ chế hỗ trợ đặc biệt

Xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, Thủ tướng đưa cơ chế hỗ trợ đặc biệt

Lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần có những cơ chế cụ thể như mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn.
Trung tâm tài chính: Cơ hội nào cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trung tâm tài chính: Cơ hội nào cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trung tâm tài chính là khu vực tập trung các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, đầu tư và quản lý tài sản, đóng vai trò kết nối dòng vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ ký kết hợp đồng 90,3 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ ký kết hợp đồng 90,3 tỷ USD

Các doanh nghiệp của Việt Nam và Mỹ đã ký kết một loạt các hợp đồng và bản ghi nhớ hợp tác quan trọng có tổng trị giá lên đến 90,3 tỷ USD và được triển khai từ năm 2025, mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầy triển vọng giữa hai quốc gia.
Chính phủ cam kết tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong lĩnh vực AI

Chính phủ cam kết tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong lĩnh vực AI

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết với đại diện các tập đoàn công nghệ toàn cầu có mặt tại Diễn đàn chính sách: "Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới", do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (Bộ Tài Chính) phối hợp với Aitomatic (Mỹ) tổ chức ngày 14/3 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Công Thương làm đặc phái viên của Thủ tướng, thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Mỹ

Bộ trưởng Công Thương làm đặc phái viên của Thủ tướng, thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Mỹ

Thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 13/3 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ - đã làm việc với Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer tại trụ sở Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) để trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ.
Thị trường nợ xấu Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Thị trường nợ xấu Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Trong Công điện số 22/CĐ-TTg vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Quyết tâm hoàn thành cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025

Quyết tâm hoàn thành cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn để 5 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoàn thành trong năm 2025.
Chuyển đổi sang năng lượng sạch - giải pháp cải thiện sức khỏe và đối phó biến đổi khí hậu

Chuyển đổi sang năng lượng sạch - giải pháp cải thiện sức khỏe và đối phó biến đổi khí hậu

Thông qua việc chuyển sang năng lượng xanh, chúng ta có thể điều chỉnh tác động của ô nhiễm đối với sức khỏe và môi trường, đồng thời giảm chi phí y tế, mở ra một tương lai an toàn và bền vững cho thế hệ tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao các nhiệm vụ lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao các nhiệm vụ lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra yêu cầu quyết liệt tại phiên họp thứ 4 Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội Đảng XIII.