Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống đại dịch COVID-19
- Chính sách
- 09:08 14/09/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 sáng ngày 11/9.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao các bộ, ngành, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các địa phương, nhất là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Hải Dương và nhiều địa phương khác đã thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Về cơ bản, dịch bệnh đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, đã có 10 ngày liên tục không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng; các địa phương có ca nhiễm đã cơ bản trở lại trạng thái bình thường. Các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện mục tiêu kép đạt kết quả bước đầu tích cực.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và có thể xuất hiện các ca nhiễm mới trong cộng đồng, nhất là khi Việt Nam mở cửa trở lại trong thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương lớn về thực hiện mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, dần hình thành thói quen, nếp sống phù hợp trong tình hình mới để giữ an toàn cho bản thân và xã hội. Từng đơn vị, doanh nghiệp, tập thể và từng cá nhân đều tích cực xác lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; ban hành các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh; chủ động chuẩn bị các kịch bản, ứng phó các tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có lượng lao động lớn, bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
Cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chuẩn bị tốt các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, bảo đảm an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội, các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy giao thương quốc tế trong điều kiện bình thường mới; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để thúc đẩy, thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn.
Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Nghiêm cấm việc áp dụng các biện pháp có tính chất “ngăn sông, cấm chợ”, hạn chế đi lại, hạn chế giao thương. Không yêu cầu xét nghiệm SAR-CoV2 đối với người đến từ địa phương đã hết dịch trong cộng đồng; chỉ xét nghiệm đối với người có biểu hiện ho, sốt. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp.
Tăng cường và mở rộng triển khai khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng CNTT
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo phối hợp với các Bộ, ban, ngành để phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Nghiên cứu, hướng dẫn việc kiểm tra, theo dõi y tế, lấy mẫu xét nghiệm với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế. Đối với khách quốc tế nhập cảnh phải có quy định riêng về phòng, chống dịch trong suốt quá trình nhập cảnh, đi lại, làm việc tại Việt Nam. Khi xuất hiện ca mắc bệnh phải thần tốc truy vết các trường hợp có nguy cơ, khoanh vùng và cách ly thật gọn, dập dịch triệt để.
Rà soát, cập nhật các kịch bản, phương án ứng phó khi dịch bệnh quay trở lại, tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập và chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân lực cho các tình huống dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch trong các cơ sở y tế không để dịch bệnh lây lan trong các cơ sở y tế. Tăng cường và mở rộng triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng công nghệ thông tin để thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương nâng cao năng lực cán bộ y tế trong toàn tuyến.
Tăng tốc nghiên cứu phát triển vắc xin, tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia đã có kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng bệnh COVID-19; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và công tác chuẩn bị phòng, chống dịch tại các địa phương, bảo đảm luôn sẵn sàng, chủ động đáp ứng với các tình huống của dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế các địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, kịp thời phát hiện, báo cáo cấp ủy, chính quyền chấn chỉnh các bất cập, lệch lạc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Kiểm soát tốt dịch bệnh các chuyến bay, không để sơ xuất xảy ra
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế theo lịch trình kiểm soát tốt dịch bệnh các chuyến bay, không để sơ xuất xảy ra. Lịch bay cụ thể do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định.
Tất cả người nhập cảnh tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm; phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI); đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Y tế xem xét, giải quyết các vấn đề khi mở lại đường bay thương mại quốc tế bao gồm việc lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên nhập cảnh, lựa chọn cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay thương mại quốc tế, phương án giải tỏa tại các cảng hàng không, phương án quản lý các trường hợp nhập cảnh, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, cách ly y tế phù hợp và các hướng dẫn khác đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Từng chuyến bay đều phải có phương án cụ thể, chặt chẽ, bảo đảm an toàn.
Phối hợp với Bộ Ngoại giao từng bước, thận trọng tăng tần suất chuyến bay từ các nước ít nguy cơ lây nhiễm bệnh để đưa chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh và đón công dân về nước.
Lựa chọn các cơ sở lưu trú làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí
Về thực hiện cách ly người nhập cảnh tại cơ sở lưu trú có thu phí, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện cách ly người nhập cảnh tại các cơ sở lưu trú và có thu phí.
Các địa phương, trước hết là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận 3 thành phố trên khẩn trương chỉ đạo lựa chọn các cơ sở lưu trú làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí, bảo đảm cơ số cách ly tối thiểu 10 ngàn người và có thể tăng dần trong thời gian tới.
Bộ Công an và chính quyền các địa phương nhất là ngành y tế tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch, không để lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng.
Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì việc bố trí và chuẩn bị tốt các cơ sở cách ly tập trung tại các cơ sở quân đội.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thông về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh lý nền; khuyến khích khai báo y tế tự nguyện, cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tích hợp các phần mềm ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
Tiếp tục thúc đẩy triển khai công việc theo hình thức trực tuyến trên môi trường mạng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; xử lý nghiêm việc tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép.
Các Bộ, ngành, nhất là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất với thủ tục nhanh gọn, rõ ràng, có thời hạn cụ thể và đầu mối chịu trách nhiệm việc cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao nước ngoài nhập cảnh làm việc tại Việt Nam.
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy triển khai công việc theo hình thức trực tuyến trên môi trường mạng; tăng cường tuyên truyền hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch trong tình hình mới, đề cao cảnh giác, thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép không để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế.
Các Bộ, ngành, địa phương theo trách nhiệm và thẩm quyền được giao tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không để phải nhắc lại.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ việc giải ngân giai đoạn 2 gói an sinh xã hội, nhất là cho người lao động mất việc, mất thu nhập.
Chí Kiên
Tin liên quan
#dịch COVID-19

Gần 1000 doanh nghiệp địa ốc giải thể trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Theo thông tin mới nhất vừa được Bộ Xây dựng công bố, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2020, ngành bất động sản có 978 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 15,5% so với năm 2019...

Kinh tế Việt Nam đầu năm duy trì được đà phục hồi nhưng vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong tháng tới ra sao vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19.

Tạm ngừng nhiều giải thể thao quan trọng trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19
Để phòng dịch COVID-19, Ban Điều hành các Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2021 quyết định tạm dừng Giải Bóng đá vô địch quốc gia - LS 2021 kể từ vòng 4 của giai đoạn 1.

Vòng xoáy COVID-19 làm 70% người lao động Việt Nam "khó thở"
Do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập...

Thủ tướng ban hành Công điện tăng cường phòng, chống dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục tăng cường quản lý biên giới, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Ngành dệt may "khát" đơn hàng, xoay xở vượt khó
Hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.
Đọc thêm Chính sách
Hà Tĩnh: Hải quan Cầu Treo thu ngân sách hai tháng đầu năm tăng mạnh
Thống kê từ Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tính đến ngày 25/2, đã tiếp nhận làm thủ tục bộ tờ khai hải quan tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020, tổng kim ngạch XNK đạt 54,37 triệu USD tăng 101,37% so với cùng kỳ năm trước.
Những Thông tư mới có hiệu lực từ đầu tháng 3/2021
Sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tháng 3/2021 là thời điểm có hiệu lực của nhiều quy định pháp luật mới. Trong đó, có thể kể đến như thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc kéo dài 03 năm, giáo viên các cấp được tăng lương…
Phú Thọ: Lại ra văn bản cho phép quán bar, vũ trường, karaoke... hoạt động trở lại bình thường
Trước đó, ngày 25/2, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản số 646/UBND-KGVX về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau dịp Tết Nguyên đán.
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Thành phố Lào Cai: Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất sạch với quy mô lớn
Với mức tăng trưởng khá, ổn định, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của thành phố Lào Cai.
Cách đơn giản để tra cứu thông tin phạt nguội đối với xe máy
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ hiện đại tham gia giám sát giao thông, nhiều lái xe bị phạt nguội do vi phạm mà không hay biết.
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp Cổ Chiên, Tân Đức và Sông Lô 2.
Xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây là nội dung nổi bất tại Thông tư số 14/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu Tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 25/02/2021.
Một số chính sách tiền lương mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3-2021
Bắt đầu từ tháng 3 , một số thông tư mới có liên quan đến chính sách tiền lương bắt đầu được áp dụng.
Đến năm 2025, đưa tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
Đây là mục tiêu được Chính phủ điều chỉnh mới đây trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.