Việt Nam thu hút FDI: Kỳ vọng trong gian khó sẽ chuyển biến tích cực
- Kinh doanh
- 16:26 28/02/2020
DNHN - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn kỳ vọng vào sự chuyển dịch dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam và hiệu ứng từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà chúng ta đã tham gia.
Ảnh minh họa
"Trong nguy có cơ"
Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho hay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vào Việt Nam trì hoãn … Nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho lớn. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự đưa ra các quyết định đầu tư ở thời điểm này. Đối với các dự án đã triển khai, việc tăng vốn đầu tư có thể bị hoãn lại.
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) – cho rằng, vẫn có những điểm thuận lợi cho Việt Nam trong thu hút FDI. Chẳng hạn, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới một số thuận lợi về thu hút và dịch chuyển FDI tại Việt Nam. Chưa kể, việc đã và đang tham gia hàng loạt các FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng tạo nên những nền tảng và bệ đỡ quan trọng để FDI chảy vào Việt Nam.
Tại Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động của dịch Covid - 19 tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam do Nhóm nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu (Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV), dịch Covid-19 cũng mang lại cơ hội để Việt Nam đón nhận thêm các dự án FDI mới. Theo các chuyên gia của BIDV, dịch bệnh sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư xem xét dịch chuyển dòng vốn, dự án FDI từ Trung Quốc và lãnh thổ liên quan (Hồng Kông, Macau…), vốn dĩ đã dịch chuyển thời gian qua cũng như bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Còn ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội - cho biết, để phân tán rủi ro, có 122 doanh nghiệp (DN) Nhật Bản cho biết, họ quyết định di dời sản xuất tại Trung Quốc và nơi được lựa chọn chuyển đến hàng đầu chính là Việt Nam.
"Việt Nam đứng đầu danh sách với 42,3% trong số 122 DN nói trên lựa chọn. Xếp sau Việt Nam là Thái Lan (20,6%), Philippines (18,6%) và Indonesia (16,5%)" - ông Takeo Nakajima cho hay.
Hai kịch bản thu hút FDI
Trước tác động của dịch Covid-19 đến thu hút FDI, Tổng cục Thống kê đã xây dựng hai kịch bản thu hút FDI năm 2020. Con số mặc dù thấp hơn so với kịch bản ban đầu, song đều tăng so với năm 2019. Cụ thể, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý I, thu hút FDI năm 2020 ước tính đạt 38,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2019 và giảm 2,7 điểm phần trăm so với kịch bản ban đầu. Kịch bản II, nếu dịch kết thúc cuối quý II/2020, con số thu hút FDI ước tính là tăng 6,2% so với năm 2019 và giảm 3,8 điểm phần trăm so với kịch bản ban đầu.
"Đây là cơ hội để Việt Nam có chính sách thu hút các nhà đầu tư đang có ý định thu hẹp sản xuất ở nước láng giềng và đầu tư vào Việt Nam. Các đơn vị xúc tiến đầu tư cần chủ động làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài đã có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam để trao đổi, định hướng và thống nhất sơ bộ về thủ tục đầu tư, không để các nhà đầu tư đợi cho đến khi dịch bệnh được xử lý dứt điểm mới lại tiến hành thủ tục đầu tư" - ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.
Trước đó, các chuyên gia của BIDV cũng dự báo, trong trung hạn, thu hút FDI năm 2020 tại Việt Nam vẫn có thể tăng khoảng 5%, nhưng thấp hơn 2,2 điểm phần trăm so với mức tăng năm 2019. Tuy nhiên, để duy trì được mức tăng này, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chính sách khác về luật pháp, cơ chế ưu đãi đầu tư. Trong đó, về pháp luật cần tiếp tục có những biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý, lao động dồi dào, DN FDI đầu tư vào Việt Nam còn được hưởng lợi lớn từ các FTA thế hệ mới.
Theo congthuong.vn
Tin liên quan
#thu hút FDI

Ổn định chính trị là một yếu tố quan trọng và hấp dẫn nhất của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư
Chuyên gia kinh tế học ASEAN Edward Teather, nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Cơ quan nghiên cứu kinh tế đa quốc gia UBS từng nhận định Việt Nam có triển vọng trở thành một trong những nền kinh tế sáng giá nhất châu Á, bất chấp thách thức và khủng hoảng từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ở góc độ khác, đại dịch cũng đã tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đánh giá về vấn đề này, PV Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Việt Nam sẽ là 'ngôi sao' thu hút FDI?
Đại dịch COVID-19 có thể sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa, nhưng điều đó không ngăn cản nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội và đưa ra những chiến lược mới để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng tại Việt Nam.

Rào cản của bất động sản công nghiệp sau dịch bệnh
Việt Nam cần khoảng 2 năm chuẩn bị quỹ đất khu công nghiệp đáp ứng dòng vốn ngoại ồ ạt đổ về, trong khi giới đầu tư luôn ưu tiên vấn đề thời gian, theo CBRE.

Thu hút FDI: Hành động nhanh và mạnh hơn
Dù dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang sụt giảm, nhưng không thể “nằm im” chờ đại dịch đi qua, mà đã đến lúc, phải có những hành động nhanh và mạnh hơn.

"Mũi giáp công" quan trọng để phục hồi nền kinh tế
Chuyên gia kinh tế cho rằng, chắc chắn sẽ có một làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng nếu Việt Nam "ngồi chờ" thì dòng vốn này chưa chắc đã đến.

Hết thời thu hút FDI bằng mọi giá
Việc Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện rõ quyết tâm và định hướng của Việt Nam trong việc hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, đặc biệt là các quy định khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng.
Đọc thêm Kinh doanh
CPI tháng 02/2021 tăng 1.52% so với tháng liền trước, cao nhất 8 năm
Trong mức tăng 1.52% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.
Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.
Bất động sản vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư quốc tế trong năm 2021
Bất chấp yếu tố bất ổn bởi dịch Covid-19, sức hấp dẫn dài hạn của lĩnh vực bất động sản nói chung và số lượng quỹ đầu tư nhắm vào lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng...
Tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong thủy sản
Để giảm thiểu các vụ việc vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành công văn 859/BNN-QLCL về tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng ,an toàn thực phẩm thủy sản.
Đẩy mạnh thị trường trong nước giúp doanh nghiệp vượt khó dịch Covid-19
Dịch bệnh hoành hành khiến cho giao thương hàng hóa bị tắc nghẽn, điều này đã tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu vì thế thị trường nội địa với 100 triệu dân sẽ trợ giúp các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Ngân hàng quốc doanh dần để mất thị phần tín dụng
Nhìn chung, các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua do chủ yếu dựa vào khoản cho vay khách hàng để tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Trung Quốc đang định hình lại thị trường ngũ cốc toàn cầu
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những người chăn nuôi lợn và các nhà giao dịch Trung Quốc đang "lùng sục" tìm kiếm nguồn ngũ cốc để nhập khẩu...
Giá dầu ngày 26/2 có xu hướng giảm
Giá dầu thô giảm trở lại trước thông tin OPEC+ nâng sản lượng khai thác thêm 500 ngàn thùng/ngày kể từ tháng 4/2021.
697 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc, tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.