Thứ tư 30/04/2025 01:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thành một nền kinh tế năng động

18/03/2025 14:42
Nhận định Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thành một nền kinh tế năng động và mạnh mẽ, ông Jens Ruebbert, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Singapore và Giám đốc Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Landesbank Baden-Wuerttemberg (LBBW) đã chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về các vấn đề liên quan.
Chú thích ảnh
Ông Jens Ruebbert, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN.

Nhận định Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thành một nền kinh tế năng động và mạnh mẽ, ông Jens Ruebbert, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Singapore và Giám đốc Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Landesbank Baden-Wuerttemberg (LBBW) đã chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về các vấn đề liên quan.

Ông có thể chia sẻ về các cơ hội và thách thức chính mà các doanh nghiệp châu Âu đang gặp phải khi hợp tác với Việt Nam? Theo ông, trong tương lai, đâu sẽ là những lĩnh vực tiềm năng nhất cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa hai bên?

Về cơ hội, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để trở thành một nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng. Chính phủ Việt Nam luôn cởi mở và thân thiện với đầu tư, đồng thời thực hiện nhiều cải cách để gia nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu. Thêm vào đó, dân số trẻ và ham học hỏi cũng là một điểm mạnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, đặc biệt là năng lực hành chính trong việc triển khai và duy trì các cải cách ở cấp khu vực và địa phương. Bên cạnh đó, sự phức tạp trong quy định và hạ tầng cơ sở của Việt Nam, như cảng và giao thông, cũng cần được cải thiện hơn nữa.

Tôi cho rằng, lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhất là thương mại, chúng ta đã có Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVTFA), điều này mở ra cơ hội lớn. Về các ngành và đầu tư tiềm năng, tôi thấy có năng lượng xanh, công nghệ cao, công nghiệp 4.0, công nghệ y tế, công nghệ sinh học, và giao thông vận tải.

Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN đã đóng góp như thế nào trong việc kết nối các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ của Việt Nam với các quốc gia châu Âu? Ông kỳ vọng vào những sáng kiến nào sẽ tạo ra chuyển biến lớn trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên?

Cá nhân tôi cho rằng, Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN - đơn vị làm việc rất chặt chẽ với EuroCham tại Việt Nam đã kết nối các công ty châu Âu với các cơ quan chính phủ của Việt Nam ở mức độ sâu sắc. Chúng tôi thực hiện các chuyến công tác mỗi năm, mang theo các đoàn doanh nghiệp lớn từ châu Âu đến Việt Nam để làm việc trực tiếp với các bộ, thảo luận về những vấn đề cấp bách trong nhiều lĩnh vực. Năm ngoái, chúng tôi đã tổ chức một chuyến công tác với hơn 120 đại biểu từ hơn 50 công ty, gặp gỡ gần 20 bộ, ngành của Việt Nam.

Về các sáng kiến hiện tại, tôi đánh giá cao ba điểm sau. Thứ nhất là triển vọng kinh tế của Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025.

Thứ hai là cuộc cải cách thể chế quan trọng nhất kể từ đổi mới, được Quốc hội hoàn tất vào tháng 2, mở ra một giai đoạn phát triển mới.

Cuối cùng là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực cho sự phát triển kinh tế tiếp theo của Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về tác động của các cải cách thuế và hải quan của Việt Nam đối với môi trường kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam? Các cải cách này đã đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp quốc tế trong việc tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu và giảm chi phí giao dịch chưa?

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách thuế và hải quan lớn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp châu Âu đang làm việc tại Việt Nam.

Cải cách thuế và hải quan của Việt Nam hiện tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục, tăng cường minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các cải cách chính gồm tinh giản thủ tục hải quan như giảm thời gian và sự phức tạp trong thủ tục hải quan, triển khai các cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ điện tử và giảm thiểu thủ tục.

Bên cạnh đó, từ năm 2021, Cục Hải quan triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ luật hải quan, giúp giảm chi phí và thời gian thông quan.

Đồng thời là hiện đại hóa quản lý thuế bằng việc triển khai hóa đơn điện tử và các hệ thống kê khai, nộp thuế điện tử, giảm gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp.

Theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, Việt Nam đã giảm thuế quan cho nhiều mặt hàng, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp châu Âu.

Tất các cải cách trên đã có tác động tích cực đến môi trường kinh doanh của Việt Nam. Theo đó, việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và hệ thống điện tử giúp giảm chi phí và thời gian giao dịch, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nhanh chóng.

Thuế quan thấp hơn và quy trình đơn giản giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng sản xuất hoặc đầu tư, làm tăng khả năng cạnh tranh

Đặc biệt, cải thiện tính minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đã làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Các doanh nghiệp châu Âu rất hoan nghênh các cải cách này của Việt Nam vì đã mang lại nhiều lợi ích như tạo thuận lợi cho thương mại và tăng khối lượng trao đổi giữa Việt Nam và EU; giảm chi phí giao dịch nhờ việc nộp hồ sơ và thanh toán điện tử; cải thiện khả năng dự đoán hoạt động kinh doanh, điều này rất quan trọng cho kế hoạch và đầu tư dài hạn.

Mặc dù vậy, tôi cho rằng vẫn còn những thách thức như việc thực hiện các cải cách đôi khi không nhất quán do sự khác biệt về năng lực hành chính ở cấp địa phương, môi trường quy định ở Việt Nam vẫn cần được hợp lý hóa và làm rõ hơn. Với khối lượng thương mại ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng của Việt Nam, bao gồm cảng và mạng lưới hậu cần, cần tiếp tục được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu.

Xin cảm ơn ông!

baotintuc.vn
Tin bài khác
Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản số: 3543//UBND-TH, gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Với đề xuất về công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch và linh hoạt hơn, đồng thời đảm bảo giá cả phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển khu thương mại tự do và cảng miễn thuế nhằm tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên nền tảng số, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán nhanh tang vật vi phạm hành chính để hạn chế thất thoát, giảm tải kho lưu trữ, bảo vệ tài sản Nhà nước.
Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Bước sang năm 2025, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu - một trong những trụ cột quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP.
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã, nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực hoạt động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.