Thứ tư 02/07/2025 14:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

"Việt Nam đã mạnh tay hơn đối với mạng xã hội nước ngoài"

12/10/2020 00:00
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, vấn đề lợi dụng không gian mạng để gây hại đang ngày một gia tăng

Thời gian vừa qua chúng ta đã mạnh tay hơn đối với mạng xã hội nước ngoài vì thế 10 tháng vừa qua tỷ lệ gỡ bỏ theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước tăng 500%, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Sáng 6/6, phiên chất vấn Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đặt vấn đề, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, tội phạm xâm hại trẻ em qua môi trường mạng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp và xuất hiện tội phạm có yếu tố nước ngoài. Thông qua mạng xã hội, trẻ em bị dụ dỗ, lôi kéo phạm tội, bị xâm hại tình dục, bị vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến hành vi tiêu cực như tự tử, bỏ học...

Đây là vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ, ngành như công an, thông tin truyền thông, lao động, thương binh và xã hội, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch và các tổ chức chính trị xã hội. Đề nghị Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đã quan tâm đúng mức chưa và đã có nỗ lực gì để phối hợp các bộ, ngành đề ra các giải pháp chủ động đối phó, ngăn chặn, xử lý đối với loại tội phạm lợi dụng mạng xã hội để xâm hại trẻ em? đại biểu chất vấn.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu thực tế, vấn đề lợi dụng không gian mạng để gây hại đang ngày một gia tăng.

"Hiện nay, thế giới đang có sự chuyển dịch vĩ đại là chuyển dịch toàn bộ thế giới thực vào thế giới ảo. Trong thế giới thực, chúng ta có hệ thống pháp luật, có chính quyền Trung ương, địa phương, lực lượng để duy trì sự lành mạnh của xã hội nhưng trên không gian mạng chưa được như vậy và cuộc sống đi vào không gian mạng rất nhiều và gây ra những hệ lụy có thực.

Giải pháp lúc này là hệ thống pháp luật, chính quyền, lực lượng nhanh chóng đi vào không gian mạng để duy trì sự lành mạnh của không gian mạng. Giải pháp lâu dài là đưa giáo dục, kỹ năng sống trong không gian mạng vào giáo dục từ phổ thông, đây sẽ là giải pháp căn cơ nhất", Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng "đời thực thở bằng không khí, không gian mạng thở bằng tin tức, nội dung; đời thực hằng ngày có ngàn tấn rác nếu không dọn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không gian mạng cũng có rác nếu không dọn sẽ ảnh hưởng đến não người. Do vậy, vấn đề trước mắt phải thực hiện là quét rác".

Nhấn mạnh, đầu tiên từng người tham gia mạng xã hội không xả rác, dọn rác của chính mình, Bộ trưởng cho biết bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo và sẽ ban hành.

Các nhà mạng phải có bộ lọc để dọn rác và Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ra yêu cầu cụ thể, Bộ trưởng thông tin thêm.

Các cơ quan, bộ, ngành, theo Bộ trưởng, cũng phải thực hiện dọn rác, đầu tiên phải định nghĩa rác của mình, giám sát, phát hiện và tuyên bố đây là rác và cái này phải dùng công nghệ".

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có một trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, cơ bản có thể đánh giá, phân tích, phân loại. Sau khi các bộ, ngành quyết định đây là rác thì thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông vì bộ này quản lý các nhà mạng sẽ thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, kể cả đối với mạng xã hội nước ngoài. Các mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải thực thi luật pháp Việt Nam vì Việt Nam là nước có chủ quyền", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Khẳng định đã mạnh tay hơn đối với mạng xã hội nước ngoài, Bộ trưởng nêu kết quả, 10 tháng vừa qua tỷ lệ gỡ bỏ theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước tăng 500%.

Cho rằng đã nhìn thấy vấn đề thì có thể giải quyết được vấn đề, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết lại: "nhà mạng có công cụ để chọn lọc, chính quyền mạnh tay hơn, mạnh mẽ hơn hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chúng tôi nghĩ trong thời gian tới không gian mạng của chúng ta sẽ lành mạnh hơn".

Hà Vũ

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.