Thứ sáu 04/07/2025 23:10
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vì sao các chuyên gia quốc tế có niềm tin mạnh mẽ là kinh tế Việt Nam sẽ "bật trở lại" hậu Covid-19?

12/10/2020 00:00
Thế giới đang phải vật lộn với sự lây lan và các tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Là một quốc gia có quan hệ kinh tế lớn với Trung Quốc, liệu Covid-19 có kìm hãm sự phát triển của Việt Nam hay Việt Nam đang ở một vị trí tốt để có thể trở lại?

Xu hướng "tiền Covid-19"

Trong khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang giao tranh thương mại, Việt Nam đã nổi lên như một nhân tố hưởng lợi từ đó. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam có lẽ là bên hưởng lớn nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á.

Ông Filippo Bortoletti - Cố vấn kinh doanh quốc tế của Dezan Shira & Associates nhận xét: "Việt Nam đã có lợi thế, không chỉ về mặt địa lý mà còn vì sự cởi mở của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài".

"Việt Nam đã theo con đường phát triển truyền thống từng thấy ở nhiều nền kinh tế châu Á phát triển. Đi từ thu nhập thấp, lên đến trung bình, trung bình cao rồi lên đến thu nhập cao. Bắt đầu từ kinh tế nông nghiệp với một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Lao động dư thừa này di chuyển vào khu vực thành thị, từ khu vực không chính thức sang khu vực chính thức. Từ đó, Việt Nam có một lực lượng lao động lớn sẵn sàng làm việc với mức lương thấp, thu hút các công ty trong ngành sản xuất thâm dụng lao động" - ông Simon Baptist, Kinh tế trưởng của The Economist Intelligence Unit giải thích.

Tại sao nhiều chuyên gia quốc tế có niềm tin mạnh mẽ rằng kinh tế ...

"Với dân số trẻ, lực lượng lao động lớn so với các nước khác ở Đông Nam Á, và cơ sở hạ tầng tương đối tốt, Việt Nam đã thực sự nổi lên như một vành đai công nghiệp và công nghiệp phụ trợ hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài chuyển đến Việt Nam" - ông Samuel Pursch, Phó giám đốc Vriens & Partners đánh giá.

Với dân số khoảng 96 triệu người, GDP đã được cải thiện gần 8%, một phần nhờ quá trình chuyển dịch sản xuất từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Sự gần gũi với Trung Quốc là điều kiện đặc biệt thích hợp cho các công ty muốn chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

Thay vì từ bỏ hoàn toàn Trung Quốc, các nhà đầu tư đang chọn việc bổ sung thêm các cơ sở sản xuất với đầu vào giá rẻ ở Việt Nam, hay còn được gọi là chiến lược Trung Quốc 1.

Nhiều công ty đang phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, vì vậy họ mong muốn có thể đa dạng hóa, để nếu có biến cố xảy ra ở Trung Quốc, họ còn có lựa chọn khác. Một phần cũng vì tiền lương ở Trung Quốc đang tăng, nên sẽ rất nhanh thôi, họ sẽ không còn lợi thế chi phí cạnh tranh. Khi đó, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế mà nhiều công ty tìm đến nhất, bởi họ có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Và trên nhiều khía cạnh, làm ăn ở Việt Nam dễ hơn đối với một công ty nước ngoài.

Q&A with UBS' Kelvin Tay

"Để có thể thực phát triển đến cấp độ tiếp theo, Việt Nam cần phải thực sự ý thức được thực tế là đất nước có thể sẽ cần phải mở cửa hơn nữa. Đổ vốn vào Việt Nam rất dễ, nhưng rút ra thì chưa thực sự dễ dàng. Cần phải chắc chắn rằng nhà đầu tư sẽ có kế hoạch thoát hiểm để thực sự có được các khoản đầu tư tốt hơn. Tôi có thể nói rằng Việt Nam đã học tập khá thành công từ câu chuyện của Trung Quốc" - ông Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư tại Singapore của UBS nói thêm.

Sức hấp dẫn của Việt Nam

Ưu điểm của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư được thúc đẩy bởi cả yếu tố sản xuất và thị trường tiêu dùng gần 100 triệu dân. Việt Nam không còn là một nước thu nhập thấp mà đã trở thành một quốc gia có thu nhập nước thu nhập trung bình.

"Khi xem xét dòng vốn FDI, cần lưu ý rằng bạn không thể xây dựng một nhà máy ngay lập tức. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã thấy rằng dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất chiếm khoảng 11% mỗi năm, đó vẫn là một con số rất mạnh. Nhìn vào con số đó, tôi cho rằng Việt Nam thực sự là khu vực thu hút FDI số một" - bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á - Oxford Economics đánh giá.

Điều quan trọng nhất là nỗ lực tự do hóa thương mại của Việt Nam. Các hiệp định đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế trong vài năm qua. Việt Nam đã rất tích cực ký kết hiệp định thương mại song phương với các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Mới nhất là thỏa thuận thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Liên minh Châu Âu.

"EVFTA sẽ mang lại cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn với thuế suất thấp. Đó là điều rất tích cực cho Việt Nam. CPTPP cũng sẽ là một sự thúc đẩy lớn cho Việt Nam. Bởi dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy rằng Việt Nam thực sự là người hưởng lợi lớn nhất từ CPTPP" - ông Kelvin Tay nói.

Sự trở lại "hậu Covid-19"

Song, thế giới đang phải vật lộn với sự lây lan ngày càng tăng và các tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Là một quốc gia có quan hệ kinh tế lớn với Trung Quốc, liệu Covid-19 có kìm hãm sự phát triển của Việt Nam? Hay Việt Nam đang ở một vị trí tốt để có thể trở lại?

"Chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực, vì dịch bệnh này tác động rất lớn đến nhập khẩu của Trung Quốc. Và tất nhiên là Trung Quốc xuất khẩu một lượng hàng hóa lớn (chủ yếu là nguyên vật liệu cho sản xuất) sang Việt Nam. Đặc biệt hơn là thông qua du lịch. Khoảng 30% doanh thu du lịch của Việt Nam đến từ Trung Quốc. Doanh thu trong ngành này đã sụp đổ về gần như bằng không chỉ trong vài tuần, và tác động lan sang cả các ngành khác theo cấp số nhân" - ông Kelvin Tay nói.

Ngành sản xuất linh kiện ở Trung Quốc vẫn đang bị đình trệ ở nhiều cấp độ. Các nhà máy Việt Nam dự kiến sẽ cạn kiệt nguồn linh kiện và các bộ phận trong những tuần tới và có thể là tháng tới.

AmCham: 'Hạn chế quảng cáo trên Google, Facebook là vi phạm nguyên ...

"Vì nhà máy sản xuất linh kiện đã không mở lại hoặc mở cửa trở lại nhưng không thể chạy hết công suất vì thiếu công nhân. Hoặc có thể, họ vẫn chạy hết công suất nhưng hệ thống hậu cần đã bị gián đoạn nghiêm trọng" - ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Amcham cho biết.

"Dữ liệu thương mại cho giai đoạn đầu năm 2020 rất yếu. Thương mại tổng thể ở Việt Nam đã giảm khoảng 12% trong tháng 1/2020 và tôi dự kiến con số tương tự vào tháng 2 và tháng 3. Với giả định rằng Covid-19 được kiểm soát sau đó, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến quý 2/2020 tăng trưởng yếu. Có lẽ đến tháng 6 mọi thứ sẽ trở lại bình thường" - ông Simon Baptist cho hay.

Ông Walter Blocker - Chủ tịch kiêm CEO Liên minh Thương mại Việt Nam nói: "Các chuyến hàng của chúng tôi vào Việt Nam đã giảm khoảng 50%, một phần là do kỳ nghỉ Tết, thứ hai là nhiều công đoạn không trôi chảy đang trì hoãn hoạt động sản xuất của nhà máy".

Liên minh thương mại Việt Nam là một Tập đoàn nắm giữ 9 công ty con hoạt động trong các ngành kinh doanh bao gồm: đồ nội thất, bia và đồ uống, thực phẩm, quảng cáo bảo hiểm và nghiên cứu người tiêu dùng số. Và với nhiều danh mục đầu tư như vậy, tác động của Covid-19 đến họ là rất đa chiều.

Bất chấp tất cả những khó khăn, ông Walter hy vọng rằng Covid-19 có thể chỉ gây ra một trở ngại ngắn cho Việt Nam. Ông tin rằng Việt Nam - đất nước kiên cường chắc chắn sẽ bật trở lại, tận dụng lợi ích của thương chiến.

Thiệt hại trực tiếp đến ngành du lịch ước tính đã lên tới 3-4 tỷ USD. Nhưng Việt Nam thì không hề xa lạ với việc xử lý khủng hoảng y tế. Năm 2003, ở đỉnh điểm của dịch SARS, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát căn bệnh này. Tổ chức y tế tuyên bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia nhiễm đã loại bỏ thành công SARS.

"Việt Nam đã cho thấy sự quyết liệt ngay từ thời điểm đó. Ngay khi có ca nhiễm SARS trọng bệnh viện, họ đã tiến hành phong tỏa, ngăn không cho bất cứ ai ra vào. Nếu bạn đọc báo cáo, các nhân viên y tế và bệnh nhân họ rất đau lòng về những gì đã xảy ra. Nhưng họ đã rất quyết đoán và đưa ra những quyết định khó khăn để ngăn chặn SARS" - Giáo sư Hsu Li Yang của Trường Y tế công cộng Đại học Quốc gia Singapore nói.

Nhưng bản chất của Covid-19 là khác với SARS và tác động đến nền kinh tế toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn với hàng trăm quốc gia bị ảnh hưởng. Đóng cửa nhà máy đang phá vỡ chuỗi cung ứng và chặn nguồn cung linh kiện của Việt Nam.

"Việt Nam là một trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Top 5 năm 2018, Top 5 năm 2019, chưa chắc sẽ lọt vào Top 5 năm 2020 do tác động của Covid-19 nhưng vẫn có nằm trong Top 10. Tại EIU chúng tôi đã dự báo tăng trưởng ở Việt Nam là khoảng 6,4% trung bình trong 5 năm tới. Đầu năm 2020, chúng tôi đã mong đợi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,9%, có lẽ bây giờ sẽ được sửa đổi giảm xuống khoảng 6,2%, song đó vẫn là một tốc độ tăng trưởng rất cao trong bối cảnh toàn cầu" - ông Simon Baptist khẳng định.

"Chúng tôi cho rằng Covid-19 sẽ có tác động lớn trong qúy 1, nó sẽ tương tự như SARS, sẽ là tác động ngắn hạn. Chúng tôi đang dự báo phần lớn tác động trong quý 1 sẽ phản ánh cả du lịch suy yếu do các biện pháp hạn chế và giảm khách du lịch Trung Quốc, cũng như một số sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Chúng tôi thực sự mong đợi rằng sang qúy 2, chúng ta có thể bắt đầu bình thường hóa hoạt động sản xuất" - bà Sian Fenner chia sẻ.

"Tôi nghĩ rằng rất nhiều doanh nghiệp rời Trung Quốc sẽ không trở lại. Covid-19 không phải là lỗi của doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng nó chắc chắn đã củng cố quyết định của nhiều công ty, vốn đã biết việc phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia cho chuỗi cung ứng hoặc kế hoạch kinh doanh là rất rủi ro. Covid-19 đã cho các công ty thêm một lý do để cảm thấy rằng họ nên ở một nơi như Việt Nam. Và như vậy, tôi nghĩ rằng đó là một xu hướng dài hạn mà chúng ta sẽ thấy tiếp tục chứng kiến"- ông Adam Sitkoff nhận định.

Hoàng An

Tin bài khác
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.