
VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể đạt 6,2%
VEPR đã đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Kịch bản cơ sở tốc độ tăng trưởng trong năm nay sẽ đạt 5,7%; Kịch bản tích cực là 6,2%.
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ”.
Đánh giá về kinh tế Việt Nam năm 2021, VEPR cho rằng, chính sách tiền tệ tiếp tục duy trì trạng thái nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn kéo dài, quy mô các gói hỗ trợ tăng lên đáng kể so với năm 2020, được đánh giá là phù hợp và cần thiết.

Nhờ vậy, kinh tế vĩ mô diễn tiến tương đối tích cực trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, sự sụt giảm nghiêm trọng của tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2021 đã làm chệch hướng phục hồi kinh tế năm 2021.
Bước sang nửa đầu năm 2022, mặc dù đã có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực từ các con số và dự báo của Tổng cục thống kê nhưng VEPR cho rằng, quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam phần nào đã chậm nhịp so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cụ thể, VEPR nhìn nhận, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, có thể kể đến như: Các rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu; áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh; rủi ro từ xung đột Nga – Ukraine; sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam.
Đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “Zero Covid”; sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kỳ vọng.
Từ việc cân đối các mặt tích cực và tiêu cực, VEPR đã đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Kịch bản cơ sở tốc độ tăng trưởng trong năm nay sẽ đạt 5,7%; Kịch bản tích cực là 6,2%; Tuy nhiên, nếu bối cảnh tiêu cực, mức tăng trưởng GDP mà VEPR dự báo sẽ giảm còn 5,2%.
VEPR cũng khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo và nâng cao nền tảng kinh tế số.
PV
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng trong đầu năm 2023
- SpaceX sẽ đến Việt Nam và tìm hiểu các cơ hội mở rộng đầu tư
- Khi điện gió và mặt trời kêu cứu: Những bất cập trong cơ chế định giá
- Fed chuẩn bị công bố quyết định chính sách đầu tiên kể từ sau thất bại của ba ngân hàng
- Google cảnh báo người dùng smartphone Android có nguy cơ bị tin tặc tấn công
Cùng chuyên mục


Những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng xanh

TP HCM xây dựng Đề án Huy động đầu tư xã hội và đầu tư nước ngoài

Thủ tướng chỉ đạo dứt điểm xử lý cơ cấu lại 8 dự án, doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò dẫn dắt của khối doanh nghiệp Nhà nước
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?
-
Đóng cửa Ngân hàng Thung lũng Silicon: Cần hành động của các nhà hoạch định chính sách
-
Căn bệnh trầm kha của doanh nghiệp bất động sản: Sức có một nhưng muốn làm mười