Thứ năm 03/04/2025 20:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Từ nghi án Asanzo nhập hàng nước khác gắn nhãn Việt Nam, nhìn nhận “Made in Vietnam” như thế nào?

12/10/2020 00:00
Chưa có một thước đo rõ ràng để xác định quá trình sản xuất thế nào, hàm lượng giá trị bao nhiêu thì doanh nghiệp có thể tự tin dán nhãn "made in Vietnam" lên sản phẩm…

Trước việc một số cơ quan báo chí có nhiều bài báo phản ánh việc CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.

Trước đó, báo Tuổi Trẻ đăng tải những bài viết với thông tin Asanzo nhập linh kiện rồi xé nhãn Trung Quốc và dán tem nhãn “made in Vietnam”. Trong phản hồi mới được đưa ra, Asanzo cho biết hãng "tự tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam và công nghệ Nhật Bản là có căn cứ, phù hợp với thông lệ thị trường và không trái với pháp luật Việt Nam”.

Từng sản phẩm khác nhau cần quy định cụ thể

Từ câu chuyện của Asanzo, trao đổi với BizLIVE, ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho biết, xuất xứ hàng hoá định nghĩa cụ thể tại Điều 3.14 của Luật Thương mại năm 2015 với 2 ý là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất toàn bộ hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản mà không đề cập đến lắp ráp.

Theo ông Đức, chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc lãnh thổ tham gia quá trình sản xuất, ví dụ 99% hàng Trung Quốc và thêm một vài thiết bị của Nhật, Hàn, Việt Nam nói đấy là nhiều nước nhưng quan trọng phải ở mức độ “chế biến cơ bản”, việc lắp ráp qua loa và nhận là xuất xứ của Việt Nam thì không được.

Ông Đức cũng đề xuất việc cần quy định thế nào là sản xuất, lắp ráp trường hợp nào mới xuất xứ nguồn gốc tỷ lệ bao nhiêu, không nói chung chung. Tiêu chí hàng “made in Vietnam” đáp ứng 2 tiêu chí hàm lượng giá trị phải quá 50%, thứ 2 không cần nhiều như thế nhưng điều kiện là không có sản phẩm tương tự của nhà sản xuất khác mà phải tập hợp nhiều thứ, lắp ráp tạo ra một sản phẩm mới, không thể y chang như một sản phẩm đã hoàn chỉnh hay gần hoàn chỉnh. Từng sản phẩm khác nhau cần có quy định cụ thể, ô tô sẽ khác một cái xe đạp, hay một chiếc ti vi.

Chưa có quy định rõ ràng thế nào là “made in Vietnam”

Về vấn đề này, một chuyên gia kinh tế cho biết, trường hợp ghi nhãn “made in Vietnam” trong khi hàm lượng sản xuất ở Việt Nam rất ít (như trong phóng sự của báo Tuổi Trẻ nêu về Asanzo) thì phải lên án. Nhưng cái sai này một phần có thể đổ lỗi cho việc chưa có quy định rõ ràng thế nào là "Made in Vietnam".

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa đều phải ghi nhãn cho hàng hóa (trừ một số trường hợp đặc biệt).

Điều 10 Nghị định 43 ghi rõ nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Điều 15 Nghị định 43 yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Tuy nhiên, xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, quy tắc nào thì đến nay chưa có hướng dẫn rõ ràng.

Vị chuyên gia cũng cho biết, Việt Nam đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời ban hành nhiều quy định (ở cấp Thông tư của Bộ Công Thương) về việc xác định xuất xứ, nhưng các quy định này đều là xuất xứ gộp, bao gồm cả Việt Nam và các nước khác.

Chẳng hạn, trong ASEAN nếu đạt được hàm lượng giá trị khu vực 40% trở lên thì được coi là có xuất xứ ASEAN. Trong 40% này có thể là 20% của Thái Lan, 10% của Malaysia, 5% của Philippines và chỉ có 5% của Việt Nam. Như vậy, việc đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN (được cấp C/O Mẫu D) chưa khẳng định hàng hóa đó có xuất xứ Việt Nam hay không.

"Đã có một Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định thế nào được coi là xuất xứ Việt Nam. Nhưng cũng giống như các thông tư ở trên, thông tư này chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chưa có một quy định nào lấy các tiêu chí của Thông tư 05 để coi đó là "hàng Việt Nam" hay hàng "sản xuất tại Việt Nam.

Nói cách khác, chúng ta chưa có một thước đo rõ ràng để xác định quá trình sản xuất thế nào, hàm lượng giá trị bao nhiêu thì doanh nghiệp có thể tự tin dán nhãn "made in Vietnam" lên sản phẩm", vị này nêu quan điểm.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương từng báo cáo Thủ tướng và hiện nay đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định hàng hóa thế nào thì được gắn nhãn "Sản xuất tại Việt Nam/Made in Viet Nam".

“Do chưa có quy định rõ ràng về tỷ lệ sản xuất, chế biến ở Việt Nam như thế nào, chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản phẩm nên doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước sẽ rất lúng túng khi không biết phân định một sản phẩm có phải là "hàng Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam". Còn những doanh nghiệp gian dối thì có thể lợi dụng sự chưa rõ ràng đó để tự khoác lên mình chiếc áo hàng Việt để làm các chiêu trò marketing”, vị này nói.

Nguyễn Thảo

Tin bài khác
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines vừa nhận được chỉ dẫn quan trọng để triển khai dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với tổng giá trị 3,7 tỷ USD, nâng cao năng lực và mở rộng mạng bay nội địa.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Brazil trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tập trung vào 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.
Bài III: Tận  thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Bài III: Tận thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Dự án VietinBank Tower, với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, đã "đắp chiếu" suốt nhiều năm, gây lãng phí lớn trong khi khu đất vàng ở Hà Nội vẫn chưa được khai thác hiệu quả.