TS Cấn Văn Lực: 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm 2024

10:35 26/03/2024

"Việt Nam đang có 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm nay" - TS Cấn Văn Lực phát biểu tại "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024" diễn ra vào ngày 26/3/2024 tại Hà Nội.

Ảnh minh họa
TS Cấn Văn Lực

Theo TS Cấn Văn Lực, trong mọi môi trường kinh doanh và đầu tư, có ít nhất 6 yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng.

Thứ nhất là Kinh tế vĩ mô, cả trong nước và quốc tế, bao gồm tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, xuất nhập khẩu và các yếu tố vĩ mô khác.

Thứ hai là chính sách kinh doanh, vì chính sách này có ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường kinh doanh, bao gồm chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác như tiêu dùng, y tế, giáo dục.

Thứ ba là triển vọng và xu hướng thị trường, bao gồm các xu hướng như số hóa, xanh hoá, và lành mạnh hoá.

Thứ tư là niềm tin, một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đầu tư.

Thứ năm là khả năng huy động nguồn lực cho kinh doanh, bao gồm vốn, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ.

Thứ sáu là tình hình và mục tiêu của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, mặc dù tăng trưởng chậm lại, nhưng có hai điều tích cực là lạm phát giảm nhanh và lãi suất thế giới bắt đầu giảm. Đối với Việt Nam, dự báo cho năm 2024-2025 là khá tích cực.

Việt Nam hiện đang có 7 yếu tố hỗ trợ quan trọng cho thị trường trong năm nay:

  1. Kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi, với tốc độ giảm lạm phát nhanh chóng và giảm lãi suất thế giới.

  2. Lạm phát tăng nhẹ và lãi suất giảm nhẹ, tỷ giá ổn định hơn.

  3. Triển vọng và xu hướng thị trường.

  4. Tình hình tài chính đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và khả năng tiếp cận vốn được duy trì.

  5. Vấn đề pháp lý đang dần được giải quyết và thể chế đang được cải thiện.

  6. Niềm tin đang được khôi phục, mặc dù tốc độ khôi phục vẫn chậm.

  7. Khả năng huy động vốn và nguồn lực đầu tư - kinh doanh dễ dàng hơn với lãi suất thấp và thanh khoản thị trường tốt hơn.

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực, vẫn còn nhiều thách thức cho năm 2024, bao gồm tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới dẫn đến tăng trưởng chậm của xuất khẩu và đầu tư, cũng như khả năng huy động vốn và nguồn lực còn hạn chế. Do đó, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược phù hợp để vượt qua những thách thức này, bao gồm kiểm soát rủi ro tài chính, tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ và đa dạng hóa nguồn vốn và thị trường, đối tác, nguồn cung; Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; Tận dụng cơ hội từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhât Bản, Úc,… 

Ông Cấn Văn Lực đưa ra một số lời khuyên cho nhà đầu tư chứng khoán, quan trọng nhất là khẩu vị rủi ro, đa dạng hoá danh mục đầu tư, đòn bẩy tài chính vừa phải, hạn chế tâm lý đám đông, tích luỹ kiến thức kinh nghiệm và sử dụng dịch vụ chuyên môn của các trung gian tài chính.

Bình Anh