Thứ bảy 19/04/2025 12:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Truy xuất nguồn gốc: ‘Lợi ích kép’ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

12/10/2020 00:00
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành xu thế cần thiết vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Là đơn vị được Bộ KH&CN giao chủ trì Đề án của Chính phủ về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, Trung tâm MSMV Quốc gia (NBC) – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã và đang triển khai đồng loạt các hoạt động nhằm thúc đẩy Đề án này.

Ông Bùi Bá Chính – Phụ trách Trung tâm MSMV Quốc gia

Thưa ông, truy xuất nguồn gốc đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xu thế thương mại và tiêu dùng hiện nay. Ông nhận định như thế nào về xu thế này tại Việt Nam thời gian gần đây?

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ xuất hiện khi hàng hóa Việt Nam đi ra thế giới mà còn ở ngay thị trường nội địa, khi hàng hóa thế giới tiến vào Việt Nam. Việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt là điều rất quan trọng trong cạnh tranh.

Bên cạnh yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng còn muốn biết nhiều hơn về quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, đặc biệt là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm.

Hơn nữa, sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử bộc lộ nhiều yếu điểm đã tiếp tay cho nhiều doanh nghiệp nhập hàng nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác, xuất xứ là hàng Thái Lan, Malaysia, Việt Nam... để bán được giá cao. Vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành xu thế cần thiết vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trung tâm MSMV Quốc gia là đơn vị được giao triển khai Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, xin ông cho biết Đề án này đã được triển khai như thế nào?

Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và đúng tiến độ, Trung tâm MSMV Quốc gia đã tiến hành một số công việc như: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước: Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc; Tuyên truyền, quảng bá về kế hoạch triển khai Đề án 100…

Đặc biệt, thời gian qua Trung tâm MSMV Quốc gia đã triển khai dự án thí điểm áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa tại một số địa phương và đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì từ Chương trình thí điểm truy xuất nguồn gốc mà Trung tâm MSMV Quốc gia triển khai?

Với hệ thống truy xuất nguồn gốc doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt tiêu chuẩn, kết nối với cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia. Từ đó, quản lý quy trình, chất lượng sản phẩm tốt hơn; lưu trữ, quản lý dữ liệu truy xuất nguồn gốc bài bản, thuận tiện; minh bạch thông tin sản phẩm, nâng tầm giá trị doanh nghiệp; nâng cao giá trị của sản phẩm từ đó tăng giá bán và doanh số bán hàng, từ đó nâng cao niềm tin của khách hàng với sản phẩm.

Hiện Trung tâm MSMV Quốc gia đã có những hoạt động hợp tác với các bên để thuận lợi hóa cho họat động xuất khẩu, ông có thể cho biết rõ hơn hoạt động hợp tác này cụ thể là gì?

Mới đây Trung tâm MSMV Quốc gia đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Truy xuất nguồn gốc CCIC-TTS (trực thuộc Tập đoàn Chứng nhận và Kiểm định Trung Hoa - CCIC) về việc cùng nhau xây dựng và khai thác hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc. Bước đầu, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam sẽ được thực hiện trên các mặt hàng hoa quả, trái cây. Các loại hoa quả Trung Quốc đã yêu cầu sẽ được áp dụng thực hiện theo lộ trình: thanh long, chôm chôm, xoài (tháng 8-9), sầu riêng (tháng 11-12). Riêng mảng thủy sản để sang đầu năm 2020. Bên Tập đoàn CCIC sẽ tác động Hải quan Trung Quốc để thông báo thực hiện theo đúng lộ trình, còn Trung tâm MSMV sau khi nhận được thông báo sẽ gửi công văn thực hiện cho toàn bộ 63 tỉnh thành.

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi tham gia vào các thị trường xuất khẩu có yêu cầu về truy xuất nguồn gốc?

Mỗi thị trường đều có một yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn và cách thức áp dụng truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp cần hiểu rõ các yêu cầu của nước nhập khẩu, liên tục cập nhật sự thay đổi bằng nhiều kênh thông tin chính thống. Đồng thời, tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu quản lý chất lượng, kiểm soát đầu vào nguyên liệu chặt chẽ, không sử dụng các nguyên liệu không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Từ tháng 5/2018, Trung Quốc đã tăng cường công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc đối với trái cây nhập khẩu nói chung và đầu tiên là dưa hấu thông qua các quy định yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc tiến hành đăng ký mẫu tem nhãn truy xuất nguồn gốc tại cơ quan Hải quan Trung Quốc và dán tem nhãn này trên các sản phẩm, bao bì trái cây nhập khẩu. Để giảm thiểu rủi ro và bảo đảm xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, Trung tâm MSMV Quốc gia khuyến nghị các thương nhân tuân thủ và thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc với nông sản xuất sang Trung Quốc.

Hà Thủy

Tin bài khác
Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Ngày 19/4/2025, hai dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng chính thức thông xe kỹ thuật, góp phần thúc đẩy liên kết vùng và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam – vừa ký ban hành Công văn số 4860/BTC-BHXH gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công văn đề nghị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án, rà soát ranh giới hành chính chồng lấn, và thống nhất phương án sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở chính trị - hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, sáp nhập bộ ngành và tiến độ chậm khiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Hàng không Dân dụng (sửa đổi) là mở rộng cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực hàng không.
Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Việt Nam đã đưa ra ba định hướng trọng tâm – hay còn gọi là “ba kiến tạo” – để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu (P4G) lần thứ 4.
Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.
Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đặt trọng tâm vào việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, ngoại trừ thủy điện, nhằm phục vụ sản xuất điện.
VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures cho biết VIPC Summit 2025 dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 200 đại biểu đến từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính và đại diện ADB đã trao đổi về việc đẩy nhanh tiến độ và mở rộng quy mô cho vay nguồn vốn của ADB cho Chính phủ Việt Nam.