Thứ ba 29/04/2025 11:57
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Trung Quốc nhập lượng đậu tương kỷ lục, cảnh báo lệch pha cung - cầu

11/11/2024 13:14
Tuần qua trên thị trường nông sản, giá mặt hàng đậu tương và ngô đều tăng vọt gần 4% trong bối cảnh triển vọng nguồn cung thấp hơn dự kiến và nhu cầu cao.
Thị trường nhóm nông sản 06/11: Giá lúa mì, ngô và đậu tương tăng nhẹ Thị trường nhóm nông sản 07/11: Giá lúa mì, ngô, đậu tương biến động sau bầu cử Mỹ Thị trường nhóm nông sản 08/11: Giá lúa mì giảm do nhu cầu xuất khẩu yếu

Thị trường nông sản đóng vai trò dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường trong tuần giao dịch vừa qua với 5 trên 7 mặt hàng đồng loạt tăng giá. Trong đó, giá đậu tương ghi nhận mức tăng hơn 3,5%, nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 5.

Xu hướng giá được thúc đẩy nhờ triển vọng nhu cầu tốt cùng các số liệu có phần “phấn khích” trong Báo cáo cung - cầu nông sản thế giới WASDE tháng 11.

Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới
Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tháng 10, nước này đã nhập khẩu 8,09 triệu tấn đậu tương trong bối cảnh các nhà nhập khẩu gấp rút tích trữ trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào đầu năm sau. Đây là khối lượng nhập khẩu lớn nhất trong vòng 4 năm qua, tăng 56% so với mức 5,18 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Lũy kế nhập khẩu đậu tương trong 10 tháng đầu năm 2024 đã đạt 89,9 triệu tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái và gần bằng mức nhập khẩu cả năm 2023 là 99,41 triệu tấn.

Nếu nhu cầu trong hai tháng cuối năm tiếp tục cao, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc có thể sẽ đạt mức kỷ lục chưa từng thấy trong năm nay. Trung Quốc hiện vẫn là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới và nhu cầu cao từ quốc gia này được xem là yếu tố đã hỗ trợ giá.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đang ngày càng đề cao tầm quan trọng của an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại biển Đen và Trung Đông ngày càng leo thang. Bên cạnh đó, sự phục hồi của ngành chăn nuôi heo tại nước này sau nhiều năm càng đòi hỏi các nhà nhập khẩu phải mua lượng đậu tương khổng lồ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, cuối tuần qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố báo cáo WASDE tháng 11 và gây ra nhiều bất ngờ cho thị trường. USDA cắt giảm mạnh dự báo năng suất đậu tương niên vụ 2024-2025 của Mỹ xuống chỉ còn 51,7 giạ/mẫu, từ mức 53,1 giạ/mẫu (1 giạ khoảng 20 -22kg) trong báo cáo trước, thấp hơn nhiều so với khoảng dự đoán của thị trường.

Điều này kéo sản lượng, và tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2024-2025 của Mỹ đều xuống mức thấp hơn so với khoảng dự đoán của giới phân tích. Trước triển vọng nguồn cung thu hẹp tại Mỹ, giá đậu tương đã được hỗ trợ và tăng vọt sau khi báo cáo được công bố. Đây là nguyên nhân giúp phe mua áp đảo thị trường trong tuần qua.

Trong khi đó nông dân Brazil hiện đang đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu đậu tương để giải phóng kho chứa cho ngô vụ 2, khiến nguồn cung trên thị trường đã có lúc gia tăng đột biến. Tuy nhiên điều này có vẻ như không làm giảm bớt áp lực về nguồn cung.

Tình hình thời tiết không ổn định tại các khu vực sản xuất đậu tương quan trọng như Hoa Kỳ, Brazil và Argentina đang gây ra lo ngại đối với nguồn cung đậu tương trên thị trường toàn cầu. Các yếu tố như hạn hán, lũ lụt và cơn bão đã gây ra những tác động tiêu cực đối với quá trình trồng trọt và thu hoạch.

Sự biến động này đang tạo áp lực rất lớn tới các nhà sản xuất và xuất khẩu đậu tương cũng như đưa ra những thách thức mới trong việc quản lý rủi ro và ổn định giá cả trên thị trường toàn cầu.

Theo các chuyên gia, sự gia tăng trong việc sử dụng đậu tương trong các lĩnh vực như thức ăn gia súc, sản xuất biodiesel và công nghiệp chế biến thực phẩm đã tạo ra một áp lực lớn đối với thị trường đậu tương toàn cầu, với tín hiệu rõ ràng về tăng giá.

Ngoài ra, trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đậu tương được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ, và nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến khác. Sự gia tăng của ngành công nghiệp này, cùng với xu hướng ngày càng tăng về sự chú trọng vào sức khỏe và dinh dưỡng, đã tạo ra một nhu cầu tương đối ổn định và tăng trưởng về đậu tương trên thị trường. Tuy nhiên việc quan tâm kỹ tới các diễn biến bất thường như việc Trung Quốc tăng nhập khẩu đậu tương là điều luôn cần được chú ý.

Tin bài khác
Xuất khẩu cá tra phục hồi ấn tượng, kỳ vọng cán mốc 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra phục hồi ấn tượng, kỳ vọng cán mốc 2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, VASEP và các chuyên gia ngành thủy sản kỳ vọng xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt khoảng 2 tỷ USD – tương đương với mức của năm 2024.
Thị trường nhóm nông sản 29/4: Giá lúa mì, ngô giảm, giá đậu tương phục hồi nhẹ

Thị trường nhóm nông sản 29/4: Giá lúa mì, ngô giảm, giá đậu tương phục hồi nhẹ

Thị trường nông sản ngày 29/4/2025 ghi nhận giá lúa mì và ngô giảm do nguồn cung dồi dào, đậu tương phục hồi nhẹ nhờ kỳ vọng vào nhu cầu nhiên liệu sinh học.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 29/4: Giá cà phê tăng mạnh, giá ca cao giữ đỉnh, đường thô giảm nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 29/4: Giá cà phê tăng mạnh, giá ca cao giữ đỉnh, đường thô giảm nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 29/4/2025 ghi nhận Cà phê Arabica tăng mạnh do mất mùa tại Brazil; ca cao giảm nhẹ vì tồn kho cao, đường ít biến động.
Thị trường nhóm nông sản 28/4: Giá đậu tương giảm, giá ngô trái chiều, lúa mì đi ngang

Thị trường nhóm nông sản 28/4: Giá đậu tương giảm, giá ngô trái chiều, lúa mì đi ngang

Thị trường nông sản ngày 28/4/2025 ghi nhận giá đậu tương giảm, ngô diễn biến trái chiều và lúa mì gần như đi ngang do tác động từ thời tiết và thương mại toàn cầu.
Đẩy mạnh phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa qua kiểm tra C/O

Đẩy mạnh phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa qua kiểm tra C/O

Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt, việc quản lý xuất xứ hàng hóa có vai trò then chốt.
Thị trường nhóm nông sản 25/4: Ngô và Đậu tương phục hồi mạnh, lúa mì biến động nhẹ

Thị trường nhóm nông sản 25/4: Ngô và Đậu tương phục hồi mạnh, lúa mì biến động nhẹ

Thị trường nông sản ngày 25/4/2025 ghi nhận ngô và đậu tương bật tăng nhờ yếu tố kỹ thuật và xuất khẩu, trong khi lúa mì giữ xu hướng đi ngang.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 25/4: Cà phê tăng, ca cao giảm nhẹ, đường ít bến động

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 25/4: Cà phê tăng, ca cao giảm nhẹ, đường ít bến động

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 25/4/2025 ghi nhận Cà phê Arabica tăng mạnh do mất mùa tại Brazil; ca cao giảm nhẹ vì tồn kho cao, đường ít biến động.
Thị trường nhóm nông sản 24/4: Lúa mì giảm, đậu tương tăng

Thị trường nhóm nông sản 24/4: Lúa mì giảm, đậu tương tăng

Thị trường nông sản ngày 24/4/2025 ghi nhận lúa mì sụt giá vì điều kiện thời tiết cải thiện và USD phục hồi, trong khi đậu tương tăng nhờ tâm lý lạc quan về thương mại Mỹ - Trung.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 23/4: Giá cà phê tiếp tục tăng, ca cao và đường đồng loạt giảm nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 23/4: Giá cà phê tiếp tục tăng, ca cao và đường đồng loạt giảm nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 24/4/2025 ghi nhận Giá cà phê Arabica và Robusta tăng trước lo ngại nguồn cung từ Brazil, trong khi ca cao và đường điều chỉnh giảm sau đợt tăng mạnh.
Thị trường nhóm nông sản 23/4: Lúa mì giảm, đậu tương tăng

Thị trường nhóm nông sản 23/4: Lúa mì giảm, đậu tương tăng

Thị trường nhóm nông sản 23/4/2025 ghi nhận Giá lúa mì đồng loạt giảm nhẹ; đậu tương tăng khi thị trường phản ứng với dữ liệu thời tiết và hoạt động mua vào kỹ thuật.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 22/4: Giá ca cao tăng mạnh,  giá cà phê và đường đồng loạt giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 22/4: Giá ca cao tăng mạnh, giá cà phê và đường đồng loạt giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 22/4/2025 ghi nhận giá ca cao bật tăng nhờ nhu cầu ổn định, trong khi cà phê và đường tiếp tục điều chỉnh nhẹ.
Khi người tiêu dùng ủng hộ hàng hóa nội địa

Khi người tiêu dùng ủng hộ hàng hóa nội địa

Khi người tiêu dùng ủng hộ hàng hóa nội địa, không chỉ giúp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí vận chuyển, và tăng tính tự chủ về mặt kinh tế cho đất nước.
Định hướng xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt Nam

Định hướng xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt Nam

Cá rô phi đang mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam, song vẫn còn thiếu một chiến lược bài bản để định vị thương hiệu quốc gia cho sản phẩm này.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 21/4: Giá cà phê giữ ổn định, đường thế giới bật tăng trở lại

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 21/4: Giá cà phê giữ ổn định, đường thế giới bật tăng trở lại

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 21/4/2025 ghi nhận giá cà phê đi ngang trên cả hai sàn lớn, trong khi giá đường phục hồi nhờ đồng USD suy yếu.
Thị trường nhóm nông sản 21/4: Giá lúa mì và đậu tương tăng nhẹ, ngô biến động do chốt lời

Thị trường nhóm nông sản 21/4: Giá lúa mì và đậu tương tăng nhẹ, ngô biến động do chốt lời

Thị trường nhóm nông sản 21/4/2025 ghi nhận giá lúa mì và đậu tương phục hồi nhẹ giữa lo ngại khô hạn; giá ngô biến động do hoạt động chốt lời trước kỳ nghỉ lễ.