Thứ tư 30/04/2025 03:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tránh làm doanh nghiệp mất thêm chi phí tuân thủ

10/03/2025 15:52
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại rất gay gắt trên thị trường toàn cầu, dự thảo luật phải góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nhưng tránh làm doanh nghiệp mất thêm chi phí tuân thủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN.

Hoàn thiện thể chế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, sáng 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Bên cạnh đó, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Về cơ bản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007. Luật quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nội dung sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thể chế hóa thực hiện các chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua gồm: Chính sách "Đổi mới việc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa"; chính sách "Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa"; chính sách "Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế"; chính sách "Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay"...

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung; tên gọi của Luật là phù hợp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần sửa đổi toàn diện. Theo hướng này, tên gọi của Luật nên là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi); có ý kiến đề nghị đổi tên thành Luật Chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa.

Cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục rà soát các nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo 4 nhóm chính đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời, trong quá trình quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, nếu phạm vi sửa đổi vượt ra khỏi 4 nhóm chính sách này thì cần bổ sung đánh giá tác động chính sách.

Liên quan đến chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 6 dự thảo Luật hợp nhất), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, các chính sách tại Điều 6 còn chưa rõ nét, chưa cụ thể hóa đầy đủ tại các điều khoản cụ thể, dẫn đến khó áp dụng. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ nội dung nào ngân sách nhà nước đầu tư, nội dung nào nhà nước hỗ trợ, nội dung nào khuyến khích xã hội hóa; đề nghị bổ sung một số chính sách và luật hóa thành các điều luật trong dự thảo Luật như tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quản lý chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chiến lược quốc gia.

Giảm chi phí quản lý và thủ tục hành chính

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, phạm vi sửa đổi trong dự thảo Luật nên bám vào 4 chính sách được Quốc hội thông qua, vấn đề nào thuộc phạm vi của Quốc hội thì điều chỉnh, sửa đổi; vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì giao Chính phủ quy định theo tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quy định rõ trách nhiệm bộ, ngành, cơ quan quản lý để đảm bảo nguồn lực khi phân cấp.

Về quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, phải dựa trên nền tảng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, có đánh giá phù hợp, có kiểm tra, kiểm chứng, giám định thực thi, xác định cơ chế giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, cơ chế đảm bảo quyền lợi các bên.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, không để chồng lấn với quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại các luật chuyên ngành như: Luật An toàn thực phẩm, Luật Viễn thông, Luật Công nghiệp công nghệ số. Nội dung này cần làm rõ để đảm bảo điểm mới trong xây dựng pháp luật hiện nay: một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nền tảng quản lý chất lượng phải tạo thuận lợi cho ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó có việc công nhận, thừa nhận lẫn nhau, giảm chi phí xét nghiệm, thủ tục quản lý. "Ngoài kiểm soát về chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nước, thì phải kiểm soát cả hàng hóa từ nước ngoài vào. Vì nhiều mặt hàng sản xuất ở nước ngoài, nhập vào Việt Nam lấy nhãn mác Việt Nam để đưa đi nước khác. Đây là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng nếu bảo vệ tốt chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ đẩy mạnh sản xuất trong nước, giúp người dân tin tưởng, tiêu dùng sản phẩm trong nước. Đồng thời, các quy định này sẽ bảo vệ các nhà sản xuất, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh từ các hàng hóa nhập lậu.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ, khai thác triệt để thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: công nghệ chuỗi khối, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, theo hướng giảm chi phí quản lý và thủ tục hành chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại rất gay gắt trên thị trường toàn cầu, dự thảo luật phải góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nhưng tránh làm doanh nghiệp mất thêm chi phí tuân thủ. Ngược lại, chế tài đối với các doanh nghiệp cũng phải đủ rõ ràng, nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe; nhất là đối với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, "mượn" xuất xứ hàng hóa Việt Nam để hưởng ưu đãi thương mại.

bnews.vn
Tin bài khác
Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản số: 3543//UBND-TH, gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Với đề xuất về công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch và linh hoạt hơn, đồng thời đảm bảo giá cả phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển khu thương mại tự do và cảng miễn thuế nhằm tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên nền tảng số, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Để phát triển công nghiệp đường sắt, cần cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm làm chủ công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán nhanh tang vật vi phạm hành chính để hạn chế thất thoát, giảm tải kho lưu trữ, bảo vệ tài sản Nhà nước.
Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Bước sang năm 2025, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu - một trong những trụ cột quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP.
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.