Thứ tư 30/04/2025 06:09
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Tháo gỡ gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, bao gồm 5 loại chi phí: Chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư để tuân thủ quy định, phí và lệ phí

Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, hiện nay, chi phí này đang là một gánh nặng đối với doanh nghiệp và người dân, cần được tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý Xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp.

Xin chào ông Đặng Thanh Sơn! Thưa Ông, dưới góc độ đơn vị được giao nhiệm vụ chính trong việc rà soát, đánh giá, hướng dẫn thống nhất về chi phí tuân thủ pháp luật, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng chi phí tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp hiện nay?

Thứ nhất, chi phí thủ tục hành chính là chi phí mà doanh nghiệp và người dân phải bỏ thời gian và chi phí để thực hiện thủ tục hành chính, ví dụ để xin giấy phép; Thứ hai, chi phí về đầu tư để thực hiện các quy định pháp luật; Thứ ba, đương nhiên phải đóng phí, lệ phí; Thứ tư, chi phí về rủi ro pháp lý, ví dụ, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong vòng 5 năm, sau 5 năm, doanh nghiệp phải xin lại giấy phép; Thứ năm, chi phí không chính thức.

Bài phỏng vấn trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas.

Qua rà soát và đánh giá, có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam còn tồn tại nhiều quy định pháp luật vẫn khiến cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vẫn phải chịu những chi phí không hợp lý, không đáng có. Đơn cử như các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam được xếp hạng tương đối thấp, đứng thứ 96/140 quốc gia, với 3,1 điểm trên thang điểm 7. Vậy, theo Ông, nguyên nhân nào khiến cho chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam lại thấp như vậy?

Ông Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý Xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều quy định cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ và tiếp tục cắt giảm các chi phí, để làm sao chúng ta vẫn thực hiện được mục đích quản lý Nhà nước, đồng thời, vẫn đảm bảo sự thông thoáng, thuận lợi cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật;

Thứ hai, thực thi pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, bởi các quy định pháp luật nếu chúng ta thực thi không đúng, thực thi không đầy đủ hoặc chúng ta không thực thi thì mục đích ban hành sẽ không đạt được. Tuy nhiên, trên thực tế, giữa quy định pháp luật và thực thi vẫn có một khoảng cách nhất định, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp cũng chưa cao cũng làm ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ pháp luật.

Vậy, giải pháp để cắt giảm chi phí, nâng cao xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian tới là gì, thưa Ông?

Thứ nhất, khung pháp lý là cở sở cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan thực hiện cần phải thường xuyên, mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để trong quá trình rà soát, đánh giá để chúng ta tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi trong từng thời điểm, từng giai đoạn;

Thứ hai, vấn đề cơ bản nhất là thực thi pháp luật. Ở đây, vai trò của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật là một kết quả tổng thể.

Còn về phía Bộ Tư pháp, Bộ đã, đang và sẽ triển khai hoạt động gì cho công cuộc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật này, thưa Ông?

Về chủ trương, Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, tham mưu cho Chính phủ thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, công tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật một cách rộng rãi, thường xuyên, thiết thực đến tất cả các đối tượng liên quan;

Thứ hai, tập huấn cho đội ngũ thực thi pháp luật để nâng cao tính chuyên nghiệp về mặt nghiệp vụ, đặc biệt, tăng cường công tác rèn luyện, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, tránh và giảm thiểu tối đa tiêu cực của đội ngũ thực thi công vụ.

Thứ ba, sự hỗ trợ và phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc đồng tình, hưởng ứng và cùng kiên quyết nói không với những chi phí không chính thức, tạo thành dư luận mạnh mẽ; đồng thời, cần nêu gương và nhân rộng các điển hình, nhân tố tích cực để góp phần vào việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành kế hoạch hành động của Bộ/Ngành tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ/Ngành, các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế xây dựng tài liệu hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương để có cách hiểu đúng, thống nhất về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật. Sau khi ban hành tài liệu hướng dẫn, Bộ Tư pháp tiến hành hoạt động theo dõi, hướng dẫn, đặc biệt, thiết lập đường dây nóng để hướng dẫn các Bộ/Ngành, địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện này.

Xin cảm ơn ông!

P.V

Tin bài khác
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 5/2025

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 5/2025

Bước sang tháng 5/2025, nhiều chính sách mới bắt đầu được triển khai, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn, tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính và nâng mức bồi dưỡng cho hoạt động giám định tư pháp.
Phú Thọ: Xử lý vụ hành hung nhân viên y tế tại Thanh Ba

Phú Thọ: Xử lý vụ hành hung nhân viên y tế tại Thanh Ba

Vụ việc xảy ra vào ngày 25/4/2025 tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), khi nam điều dưỡng của trung tâm đã bị người nhà bệnh nhân hành hung trong quá trình cấp cứu.
Đẩy nhanh triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Đẩy nhanh triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Cục Thuế đang phối hợp cùng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) để triển khai gửi thông báo tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ hoặc gia hạn tạm hoãn xuất cảnh qua phương thức điện tử.
Nghiêm cấm chiếm giữ, tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ khi tổ chức lại bộ máy hành chính

Nghiêm cấm chiếm giữ, tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ khi tổ chức lại bộ máy hành chính

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong bối cảnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ nghiêm cấm mọi hành vi chiếm giữ, chuyển giao, tiêu hủy trái phép tài liệu và dữ liệu lưu trữ; không được làm hỏng hoặc thất lạc tài liệu trong quá trình bàn giao, tổ chức lại bộ máy.
Hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục gia hạn nộp thuế

Hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục gia hạn nộp thuế

Sau khi hồ sơ đầy đủ, cơ quan thuế sẽ tiến hành xử lý và trong 10 ngày làm việc, sẽ có thông báo không chấp thuận hoặc ban hành Quyết định gia hạn nộp thuế.
Bác sĩ bị tấn công khi đang cấp cứu bệnh nhân ở Phú Thọ

Bác sĩ bị tấn công khi đang cấp cứu bệnh nhân ở Phú Thọ

Ngày 27/4, đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh người nhà bệnh nhân có hành vi la hét, cản trở, thậm chí tấn công các bác sĩ đang nỗ lực cấp cứu cho một bệnh nhân tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Tạm giữ Giám đốc Famimoto vụ làm giả trăm tấn bột canh, mì chính, dầu ăn

Tạm giữ Giám đốc Famimoto vụ làm giả trăm tấn bột canh, mì chính, dầu ăn

Công an tỉnh Phú Thọ đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (Công ty Famimoto) do liên quan đến sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm giả.
Thu hồi mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam

Thu hồi mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Phú Thọ rà soát hồ sơ tự công bố sản phẩm mì chính của công ty TNHH Famimoto Việt Nam, phối hợp với các cơ quan chức năng thu hồi toàn bộ sản phẩm mì chính giả của công ty này hiện còn trên thị trường.
Đề xuất thêm nhiều trường hợp được chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu

Đề xuất thêm nhiều trường hợp được chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu

Dự thảo Luật Đấu thầu đã bổ sung, mở rộng các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong những trường hợp đặc biệt.
80 thủ tục hành chính chuẩn hóa trồng trọt và bảo vệ thực vật

80 thủ tục hành chính chuẩn hóa trồng trọt và bảo vệ thực vật

Quyết định mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thay thế toàn bộ các quyết định trước đây liên quan đến công bố, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Thu hồi hiệu lực đăng ký 5 sản phẩm dinh dưỡng của Công ty CP Dược liệu Việt Nam

Thu hồi hiệu lực đăng ký 5 sản phẩm dinh dưỡng của Công ty CP Dược liệu Việt Nam

Ngày 26/4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 74/QĐ-ATVSTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam.
Từ 15/6, chuyên gia cao cấp được áp dụng chế độ ngang Bộ trưởng

Từ 15/6, chuyên gia cao cấp được áp dụng chế độ ngang Bộ trưởng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2025, quy định chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp. Theo đó, chuyên gia cao cấp ở cấp bậc cao nhất sẽ được hưởng các chế độ công vụ tương đương với chức danh Bộ trưởng.
Chính phủ sửa đổi quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Chính phủ sửa đổi quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Ngày 26/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Phú Thọ: Triệt phá xưởng sản xuất hàng giả khổng lồ, thu giữ hàng trăm tấn thực phẩm kém chất lượng

Phú Thọ: Triệt phá xưởng sản xuất hàng giả khổng lồ, thu giữ hàng trăm tấn thực phẩm kém chất lượng

Lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ vừa bất ngờ đột kích và triệt phá một cơ sở sản xuất hàng giả quy mô lớn thuộc Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, đặt tại Khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì.
Đề xuất quy định mới về trụ sở làm việc: Linh hoạt bố trí, tận dụng tối đa cơ sở hiện có

Đề xuất quy định mới về trụ sở làm việc: Linh hoạt bố trí, tận dụng tối đa cơ sở hiện có

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Tham khảo Kiếm tiền nhanh