Chủ nhật 06/07/2025 00:34
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước tăng 7,51%

Sáng 3/1, Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2024.
Ông Trần Văn Vũ - Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, công bố số liệu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2024, tại cuộc họp báo ngafy/1/2024.
Ông Trần Văn Vũ - Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, công bố số liệu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2024, tại cuộc họp báo ngày 3/1/2025.

Tại buổi họp báo, ông Trần Văn Vũ - Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý II và quý III, kinh tế quý IV năm 2024 có nhiều điểm sáng và đạt được nhiều kết quả vượt trội; một số ngành duy trì mức tăng cao đã đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế thành phố cả năm 2024.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Đà Nẵng quý IV năm 2024 ước tăng 10,18% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng 7,96% của quý II và 9,00% của quý III năm 2024.

Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,42%; khu vực công nghiệp - xây dựng phục hồi mạnh mẽ và đạt mức tăng 14,77%; khu vực dịch vụ duy trì mức tăng khá với 9,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,80% so với cùng kỳ năm 2023.

Với mức tăng 10,18% trong quý IV năm 2024, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 2/5 tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương; xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tính chung cả năm 2024, GRDP của thành phố Đà Nẵng ước tăng 7,51%, cao hơn mức tăng 2,01% của năm 2023, xếp thứ 7/14 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và xếp thứ 29/63 địa phương trên cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2024.

Quy mô nền kinh tế thành phố trong năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt hơn 151.307 tỷ đồng, mở rộng gần 17.086 tỷ đồng so với năm 2023. Trong đó, quy mô VA khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với 12.993 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng mở rộng 2.663 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mở rộng gần 93 tỷ đồng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng thêm 1.367 tỷ đồng. Xét trên phạm vi cả nước, quy mô GRDP của Đà Nẵng năm 2024 tiếp tục duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố và dẫn đầu các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải Nam Trung bộ4. Mật độ kinh tế tính trên 01 km2 ước đạt 154,4 tỷ đồng trong năm 2024.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế, mặc dù đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong năm 2024, nhưng khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì xu hướng thu hẹp tỷ trọng, ngược lại khu vực dịch vụ vẫn tiếp tục mở rộng tỷ trọng trong cơ cấu GRDP. Theo đó, khu vực dịch vụ từ 70,52% năm 2023 lên 71,14% trong năm 2024; khu vực công nghiệp - xây dựng thu hẹp từ 18,90% xuống 18,50%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hẹp từ 1,92% xuống 1,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,59% trong cơ cấu GRDP, giảm 0,07 điểm phần trăm so với năm 2023.

Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 4.719 USD/người, tăng 4,91% so với năm 2023. Xét trong cả giai đoạn 2021-2024, bình quân mỗi năm GRDP tính trên đầu người (tính theo USD) tăng 5,92%, cao hơn mức tăng bình quân 3,17%/năm của giai đoạn 2016-2020.

Năng suất lao động chung toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 233,2 triệu đồng/người, tăng 10,0% so với năm 2023. Xét trong cả giai đoạn 2021-2024, bình quân mỗi năm năng suất lao động của Đà Nẵng theo giá hiện hành tăng 4,65%.

Những lĩnh vực tăng trưởng ấn tượng của thành phố Đà Nẵng

Theo báo cáo buổi họp báo cho biết, giá trị tăng thêm cả khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính quý IV/2024 tăng 1,42% so với cùng kỳ năm 2023; tính chung cả năm 2024 ước tăng 2,00%. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng 0,78%; lĩnh vực lâm nghiệp tăng 2,17%; hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản tiếp tục là điểm sáng đóng góp tích cực cho tăng trưởng của cả khu vực với mức tăng VA ước 2,43% so với năm 2023.

Về tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng, tính chung cả năm 2024, tăng trưởng cả khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 7,69% so với năm 2023, đóng góp 2,67 điểm phần trăm vào mức tăng VA chung. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 6,44%; ngành xây dựng tăng 11,28%.

Đặc biệt, hoạt động thương mại – dịch vụ duy trì đà tăng trưởng cao những tháng cuối năm, diễn ra sôi động. Tính chung cả năm 2024, VA khu vực dịch vụ ước tăng 7,70% so với năm 2023, đóng góp 5,96 điểm phần trăm vào mức tăng VA chung toàn nền kinh tế thành phố. Trong khu vực dịch vụ, một số ngành có VA tăng cao 2 con số trong năm qua phải kể đến như: dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 14,65%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 13,94%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 12,36 %; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 11,47%.

Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 1.911 triệu USD, tăng 2,9% so với năm 2023; nhập khẩu ước đạt 1.362 triệu USD, tăng 19,2%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2024 tiếp tục duy trì xuất siêu 549 triệu USD.

Khép lại năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt trong triển khai nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo thành phố, nhằm hướng đến thực hiện thành công Chủ đề năm 2024: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”, nhờ đó, các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt khá, quý sau cao hơn quý trước; quy mô VA tiếp tục được mở rộng ở cả 3 khu vực kinh tế và dự kiến nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Đối với thành phố Đà Nẵng, năm 2025 được xác định là năm cần tạo ra bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ thành phố và Nghị quyết của HĐND thành phố, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Đà Nẵng chọn chủ đề năm 2025 là “Năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả tổ chức chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế”.
Tin bài khác
Cháy lớn trên tàu chở xăng tại Mũi Ngọc, Quảng Ninh: 3 thuyền viên bị bỏng, nguyên nhân do chập điện

Cháy lớn trên tàu chở xăng tại Mũi Ngọc, Quảng Ninh: 3 thuyền viên bị bỏng, nguyên nhân do chập điện

Khoảng 11h20 phút ngày 5/7/2025, một vụ cháy lớn bất ngờ bùng phát trên tàu bán xăng dầu Hồng Phúc, mang biển kiểm soát QN-8582, khi đang neo đậu tại vùng biển Đá Đen (tọa độ 21º26’119”N, 107°59’580”E), thuộc khu vực Bình Ngọc, phường Móng Cái 1, tỉnh Quảng Ninh. Vụ việc xảy ra gần khu vực trụ bơm xăng dầu trên boong tàu, khiến 3 thuyền viên bị bỏng và toàn bộ tàu phải sơ tán khẩn cấp.
Quảng Trị: Đảm bảo thông suốt bộ máy Công an cấp xã sau sáp nhập tỉnh

Quảng Trị: Đảm bảo thông suốt bộ máy Công an cấp xã sau sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập đơn vị hành chính ngày 1/7 vừa qua, Công an tỉnh Quảng Trị đã chủ động kiện toàn lực lượng, đảm bảo hoạt động thông suốt, giữ vững an ninh trật tự và phục vụ Nhân dân không gián đoạn.
Thủy Nguyên: Thành lập phường mới, khởi đầu chặng đường phát triển mới

Thủy Nguyên: Thành lập phường mới, khởi đầu chặng đường phát triển mới

Ngày 5/7, Đảng ủy phường Thủy Nguyên long trọng tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định, Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy Hải Phòng và các văn bản của cấp phường về việc thành lập tổ chức bộ máy chính quyền và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Xã Mỹ Đức (Hà Nội): Phát huy truyền thống, vững bước hội nhập trong kỷ nguyên mới

Xã Mỹ Đức (Hà Nội): Phát huy truyền thống, vững bước hội nhập trong kỷ nguyên mới

Xã Mỹ Đức là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, nổi bật với các danh thắng nổi tiếng và di tích linh thiêng. Phát huy tiềm năng sẵn có, địa phương đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ – du lịch sinh thái và công nghiệp sạch. Với định hướng phát triển bền vững, Mỹ Đức không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế là điểm sáng của vùng ngoại thành Hà Nội trong tiến trình hội nhập và xây dựng nông thôn mới nâng cao.
“Bắc Ninh mới” cất cánh: Văn hiến ngàn năm - Khát vọng vươn tầm thế kỷ

“Bắc Ninh mới” cất cánh: Văn hiến ngàn năm - Khát vọng vươn tầm thế kỷ

Tối 4/7, tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bắc Ninh ngàn năm văn hiến – Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới”, chào mừng sự kiện trọng đại thành lập tỉnh Bắc Ninh mới.
Đồng Nai sẵn sàng bứt phá cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Đồng Nai sẵn sàng bứt phá cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Ngày 4/7, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố các quyết định quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn bộ máy hành chính sau sáp nhập với tỉnh Bình Phước.
Phường Lào Cai kiện toàn tổ chức bộ máy, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Phường Lào Cai kiện toàn tổ chức bộ máy, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Chiều 4/7, Đảng ủy phường Lào Cai (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại địa phương.
Đồng Nai sau sáp nhập: Hình hài “siêu tỉnh” công nghiệp phía Nam

Đồng Nai sau sáp nhập: Hình hài “siêu tỉnh” công nghiệp phía Nam

Sau khi hợp nhất với tỉnh Bình Phước, Đồng Nai đang nổi lên như một cực tăng trưởng công nghiệp mới của miền Nam, với quy mô kinh tế ấn tượng, hạ tầng mở rộng và sự hội tụ của hàng trăm doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung trọng yếu định hình Thủ đô 2025

Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung trọng yếu định hình Thủ đô 2025

Kỳ họp HĐND Hà Nội xem xét 41 nội dung quan trọng, từ kinh tế đến Luật Thủ đô. Quyết sách này định hướng phát triển, giải quyết vấn đề bức xúc, nâng tầm Thủ đô.
Quảng Trị thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế mới trên nền sáp nhập tỉnh

Quảng Trị thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế mới trên nền sáp nhập tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập 02 tỉnh này.
Quảng Trị công khai danh sách điểm hành chính công, triển khai thêm 20 điểm cấp căn cước

Quảng Trị công khai danh sách điểm hành chính công, triển khai thêm 20 điểm cấp căn cước

Quảng Trị công khai danh sách trung tâm hành chính và triển khai 20 điểm cấp căn cước công dân mới sau sáp nhập tỉnh, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện.
Quảng Ninh thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức, mở rộng quy hoạch phát triển kinh tế địa phương

Quảng Ninh thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức, mở rộng quy hoạch phát triển kinh tế địa phương

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 2419/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức tại xã Quảng Đức, đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp của địa phương. Đây là cụm công nghiệp thứ 13 được thành lập trên địa bàn tỉnh, nâng tổng diện tích các cụm công nghiệp toàn tỉnh lên hơn 630 ha.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
TP. Hồ Chí Minh kiện toàn hệ thống y tế trong giai đoạn chuyển đổi

TP. Hồ Chí Minh kiện toàn hệ thống y tế trong giai đoạn chuyển đổi

Trước yêu cầu sắp xếp lại địa giới hành chính và bộ máy chính quyền hai cấp tại TP. Hồ Chí Minh, ngành y tế Thành phố đang thực hiện lộ trình tái cấu trúc toàn diện hệ thống y tế cơ sở, bảo đảm tính liên tục, hiệu quả và không gây xáo trộn đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Du lịch Quảng Ninh bứt phá mạnh nửa đầu năm 2025: Đón hơn 12,1 triệu lượt khách, thu 29.140 tỷ đồng

Du lịch Quảng Ninh bứt phá mạnh nửa đầu năm 2025: Đón hơn 12,1 triệu lượt khách, thu 29.140 tỷ đồng

Theo báo cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch địa phương tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, vượt xa kỳ vọng và chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Tổng lượt khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt hơn 12,1 triệu lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 112% so với kịch bản tăng trưởng đặt ra từ đầu năm.