Cụ thể về việc đưa hàng hóa về bảo quản, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch để giải quyết cho doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và chỉ được đưa hàng vào sử dụng sau khi được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan theo quy định.
Về việc thông quan hàng hóa, nhằm đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan và Giấy phép CITES cấp, ngăn chặn việc cá tầm không đúng với Giấy phép CITES, không thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời thực hiện kiểm soát chặt đối với mặt hàng cá tầm nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giải quyết được các khó khăn vướng mắc phát sinh trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản số 13797/BTC-TCHQ ngày 2/12/2021 kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến cá tầm nhập khẩu.
Việc thông quan đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu được thực hiện khi có kết luận cụ thể của cơ quan chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhập khẩu; đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, Giấy phép CITES được cấp và thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
PV (t/h)