Tín hiệu tích cực từ chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
- 508
- Vấn đề
- 22:25 03/07/2022
DNHN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.
Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết diện tích cây lâu năm trên cả nước tính đến hết tháng 6/2022 đạt 3,69 triệu ha, tăng 52,6 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó cây ăn quả 1,17 triệu ha, tăng 25,8 nghìn ha; cây công nghiệp 2,2 triệu ha, tăng 17,2 nghìn ha; cây lâu năm khác 61,3 nghìn ha, tăng 2,2 nghìn ha.
6 tháng năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát, ổn định giá thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất đồng thời giảm thiệt hại cho người chăn nuôi...

Nhờ vậy, tổng sản lượng thịt các loại 3,4 triệu tấn. Trong đó, đàn bò tăng 2,2%; sản lượng thịt 241,2 nghìn tấn, tăng 4,4%; sản lượng sữa 617,8 triệu lít, tăng 10,1%. Đàn lợn tăng 3,8% và sản lượng thịt hơi khoảng 2,12 triệu tấn, tăng 5,7%. Đàn gia cầm tăng 1,2%; sản lượng thịt hơi 980,7 nghìn tấn, tăng 5,2% và sản lượng trứng 8,8 tỷ quả, tăng 4,8%.
Đối với ngành thủy sản, mặc dù có nhiều khó khăn về xuất khẩu do tác động của dịch Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến khai thác thủy sản, nhưng các ưu đãi của Hiệp định CPTTP và EVFTA được triển khai thực hiện hiệu quả… nên xuất khẩu thủy sản tăng rất mạnh.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 4,2 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng khai thác 1,93 triệu tấn, giảm 2,6% (khai thác biển trên 1,84 triệu tấn, giảm 2,8%). Sản lượng nuôi trồng 2,27 triệu tấn, tăng 7,4%; trong đó:cá 1,55 triệu tấn, tăng 6,5%; tôm 448,4 nghìn tấn, tăng 11,3%.
Đề cập về kết quả xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Việt cho hay đến thời điểm này, có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỷ USD, gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.
Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 125 nghìn tấn, giảm 19,1%), nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 40,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 566 triệu USD, tăng 14,0%). Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng tăng như: gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,49 tỷ USD (tăng 2,8%), mây, tre, cói thảm 481 triệu USD (tăng 8,2%).
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỷ USD (tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu). Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, với kim ngạch khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu.
Tuy đạt được kết quả tích cực, song Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại trong ngành nông lâm ngư nghiệp.
Đó là, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở một số địa phương còn chậm, sản lượng và quy mô còn hạn chế. Những khó khăn khi nguyên liệu vật tư đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài; bên cạnh đó giá thức ăn chăn, phân bón... tăng cao.
Khai thác thủy sản gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng, dẫn đến chi phí sản xuất cao, trong khi giá sản phẩm nông sản có tăng nhưng thấp hơn đã ảnh hưởng đến thu nhập, sinh kế, đời sống của người sản xuất. Hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường của ngành nông nghiệp chưa nhiều khi phải thực hiện theo hình thức trực tuyến.
"Có thời điểm vẫn tái diễn tình trạng ùn ứ phương tiện xuất, nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh và bà con nông dân", Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh, đồng thời cũng lưu ý, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, cả về tỷ lệ và giá trị tuyệt đối. Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng tăng ở mức cao đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các dự án.
Nhận định về 6 tháng cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu. Cùng với đó, giá cả tăng, lạm phát bắt đầu trở thành hiện tượng toàn cầu. Ngoài ra, môi trường địa kinh tế chính trị toàn cầu bất ổn hơn, gây ra những khó khăn mới cho kinh tế thế giới.
Những khó khăn, thách thức từ tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực, thực phẩm tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; dịch Covid-19 làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất và cơ cấu lại kênh phân phối, kết nối cung - cầu.Tất cả những khó khăn đó sẽ tác động đến ngành nông nghiệp Việt Nam nửa cuối năm nay.
PV
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
#thủy sản

GDP quý II/2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%

Năm vượt khó của ngành thủy sản
Kết thúc một năm đầy sóng gió, ngành thủy sản Việt Nam đã có cho mình những bài học, kinh nghiệm vượt khó, kỳ vọng về một năm mới thuận lợi hơn, khởi sắc hơn.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Đài Loan có xu hướng tăng lên
Kim ngạch nhập khẩu của thị trường này khá lớn, đạt gần 667,9 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm 2021.

Xuất xứ hàng hoá - rào cản lớn đối với thuỷ sản xuất vào EU theo EVFTA
Tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang là thách thức đáng kể đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xuất khẩu thủy sản đang có chiều hướng phục hồi
Top 10 thị trường đơn lẻ có kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam cao nhất trong tháng 2 gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Anh, Nga, và Hà Lan, chiếm đến 75,4% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đọc thêm Vấn đề
Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng dự án “treo”
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” và dự án “treo”, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng trên.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh
Chiều 11/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình vừa có buổi làm việc với BTV Huyện ủy Lương Sơn về tình hình chính trị, phát triển KT-XH 8 tháng đầu năm và công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.
Ứng phó với lạm phát
Cả thế giới quay cuồng trong cơn bão lạm phát cùng với đó là tiếng chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái đang ngày một hiện hữu.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét quản lý về thu phí không dừng và vận tải bằng xe buýt
Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xem xét, chỉ đạo đối với các kiến nghị của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực
Theo Dragon Capital, rủi ro lớn nhất chính là sự kéo dài về tình trạng giá nhiên liệu, hàng hóa thế giới ở mức cao có thể tiêu tốn nguồn lực mà Việt Nam đã tích lũy được trong các năm qua.
Long An: Cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín
Tại Diễn đàn khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng ngày 11/8, ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết, theo quy định của Nghị định 35, việc cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng mất 60 ngày. Ở Long An, việc này mất một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này đều mất trên một năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hà Nội tiến hành rà soát, xử lý 700 dự án "treo"
Trên địa bàn Thủ đô có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những phương án xử lý cụ thể của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Vĩnh Phúc: Cầu 600 tỷ bắc qua Đầm Vạc - Vĩnh Yên có thể hoạt động dịp Quốc khánh
Sau nhiều tháng "lỡ hẹn", vào dịp quốc khánh 2/9 năm nay người dân Vĩnh Yên có thể bắt đầu di chuyển qua cây cầu Đầm Vạc, trị giá hơn 600 tỷ đồng vay từ quỹ OPEC.
Hết năm 2022, Đắk Lắk dự kiến thu hút khoảng 20 dự án với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng
Ngày 11/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; tổng số vốn đầu tư là 9.985 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, tỉnh Đắk Lắk sẽ thu hút khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỷ đồng.