Chủ nhật 11/05/2025 15:38
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Tiếp sức cho người nghèo DTTS vượt qua đại dịch COVID-19

14/12/2021 21:27
Phú Yên là tỉnh còn nghèo, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân trong toàn tỉnh. Trong đó, nhiều đối tượng hộ nghèo, người lao động mất việc, người nghèo dân tộc thiểu số càng gặp khó khăn hơn.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đồng Xuân giải ngân vốn vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại xã vùng cao Phú Mỡ
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đồng Xuân giải ngân vốn vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại xã vùng cao Phú Mỡ.

Khi dịch COVID-19 được kiểm soát, Phú Yên trở lại trạng thái bình thường mới, cả hệ thống chính trị tập trung chăm lo phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Thông qua kênh NHCSXH, hàng nghìn người nghèo, cận nghèo, nhất là lao động miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn được vay vốn, nhanh chóng ổn định đời sống, tiếp tục vươn lên.

Sau hơn ba tháng thực hiện giãn cách, đầu tháng 10/2021, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hoạt động trở lại với khách hàng tại xã vùng cao Phú Mỡ. Hoạt động này được tổ chức định kỳ vào ngày 13 hằng tháng. Để thuận lợi và an toàn cho người dân, phiên giao dịch được thực hiện ngay trong hội trường UBND xã, với đầy đủ các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Phú Hải- Sô Minh Diêm cho biết, thôn có 69 hộ, 300 nhân khẩu đều là hộ nghèo và cận nghèo. Tổ tiết kiệm và vay vốn do anh phụ trách có 27 hộ, mỗi hộ được vay từ 20 - 50 triệu đồng. Do đặc điểm địa hình vùng núi cao, đất làm lúa chỉ một vụ phụ thuộc nước trời, thu nhập bấp bênh nên bà con vay vốn chủ yếu trồng cây keo và chăn nuôi bò.

“Nói chung bà con vay vốn làm ăn có hiệu quả. Cách làm là vay tiền mua bò nuôi, một hai năm sau bán lấy lãi, trả nợ, rồi đầu tư trồng rừng. Vài năm sau bán cây là bà con có vốn mua xe, xây nhà”, anh Sô Minh Diêm nói.

Vợ chồng ông La Lan Dỏn ở xã vùng cao Phú Mỡ được vay 50 triệu đồng chăn nuôi bò và trồng rừng phát triển kinh tế gia đình. Còn bà La O Thị Canh, thôn Phú Tiến lần này được vay 50 triệu đồng để trồng rừng. Cách đây ba năm gia đình bà có bốn nhân khẩu được vay 8 triệu, mua bò nuôi. Nay bán hai con trả đủ nợ và lãi, được ngân hàng giải ngân thêm để đầu tư sản xuất.

“Sau khi dịch COVID-19 đã giảm thì ngân hàng lên đây cho vay tiền liền, đúng mùa mưa nên gia đình có tiền để mua cây giống, thuê công trồng rừng và chăm sóc rừng. Hỗ trợ của chính quyền, ngân hàng đối với người đồng bào nghèo chúng tôi vậy là rất mừng, cảm ơn Đảng, Nhà nước quan tâm…”, bà La O Thị Canh cho biết.

Trong rất nhiều người đến vay vốn để tái sản xuất sau dịch COVID-19 tại xã Phú Mỡ có vợ chồng ông La Lan Dỏn ở thôn Phú Tiến. Hộ ông có 7 nhân khẩu, lần này được vay đến 50 triệu đồng. Với số tiền này, vợ chồng La Lan Dỏn đầu tư trồng mới 4ha rừng trong vụ trồng rừng năm 2021. “Ngân hàng cho vay rất thuận lợi, tạo điều kiện phát triển sản xuất, con cái được học hành, kinh tế ổn định hơn sau COVID-19”, ông Dỏn nói.

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đổng Xuân Nguyễn Ngọc Hưng cho biết, xã Phú Mỡ có 839 hộ, trong đó có 297 hộ nghèo, chiếm 35,4%; 305 hộ cận nghèo chiếm 36,3%. Từ đầu năm đến hết tháng 11/2021, đơn vị đã giải ngân hơn 9 tỷ đồng cho 214 hộ vay, trong đó cho vay phục hồi sau COVID-19 là 92 hộ với số tiền 3,7 tỷ đồng.

Ông Sô Minh Mùi - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ cho biết, người lao động mất việc làm từ phía Nam về địa phương là trung niên và gia đình trẻ, vừa rồi cũng được ngân hàng cho vay vốn. Đặc biệt nay là mùa trồng rừng, có vốn tạo điều kiện người dân mua giống, thuê mướn nhân công dọn và trồng rừng, ổn định cuộc sống lâu dài.

Ông Lê Trọng Khoan - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hòa cho biết, để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân tại địa phương và người đi làm ăn xa ở các tỉnh phía Nam về quê trong mùa dịch, Phòng giao dịch đã phối hợp chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19. Đã lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro đợt 2/2021 với 35 món vay, số tiền 898 triệu đồng. Doanh số cho vay sau dịch từ ngày 1/9 đến ngày 30/11 là 44 tỷ đồng với 1.327 hộ vay vốn; gia hạn nợ cho 470 hộ với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng.

Ksor Y Náu, Ksor H’ Bóc ở xã Suối Trai hay các chị Sô Minh Liên, Sô Minh Lợi ở xã Sơn Phước là những hộ cận nghèo, đi lao động làm thuê từ các tỉnh phía Nam về sau dịch COVID-19 được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hòa cho vay mỗi hộ 50 triệu đồng làm ăn.

Ông Hồ Văn Thục - Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, các Điểm giao dịch xã tạm dừng giao dịch, Chi nhánh đã thực hiện kéo dài thời gian trả nợ cho 9.038 lượt khách hàng, với số tiền hơn 228 tỷ đồng. Đồng thời, để kịp thời hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, Chi nhánh đã phối hợp chính quyền địa phương, các Hội đoàn thể nhận ủy thác rà soát kịp thời các trường hợp khách hàng vay vốn bị rủi ro do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, để gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định. Từ tháng 9/2021 đến nay, chi nhánh đã thực hiện gia hạn nợ cho 2.496 khách hàng, với số tiền 64,4 tỷ đồng do đang điều trị bệnh, đang cách ly y tế hoặc gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên cũng thực hiện cho vay bổ sung các trường hợp đủ điều kiện để người dân tiếp tục sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Từ tháng 9/2021 đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên thực hiện giải ngân gần 398 tỷ đồng cho 11.648 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Đồng thời, tiếp tục thực hiện giải ngân đến cuối năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhu cầu thực tế người dân đang cần sau khi dịch COVID-19 ở các địa phương đã cơ bản được kiểm soát là đi làm và có việc làm trở lại. Tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các giải pháp để tạo việc làm cho người dân, nhất là với hộ nghèo, cận nghèo được triển khai sớm. Trong đó, việc tăng nguồn vốn ưu đãi và đưa nguồn vốn tín dụng đến với các xã nghèo để người dân bắt tay vào sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Trình Kế

TAGS:

Tin bài khác
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.