
Tiền điện tử - nơi 'trú ẩn' an toàn giữa khủng hoảng Nga – Ukraine
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, tiền điện tử được coi là một phương tiện cất giữ tài sản và huy động vốn an toàn, hoặc tránh các lệnh trừng phạt quốc tế cũng như tin tặc.

Sau chiến sự tại Ukraine, Nga đã phải hứng chịu một số lệnh trừng phạt kinh tế nhằm cắt nước này ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Các nhân vật và tổ chức tài chính chủ chốt của Nga đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt nghiêm cấm các công ty Mỹ làm ăn với họ. Hoa Kỳ, các đồng minh châu Âu và Canada đã loại bỏ các ngân hàng chủ chốt của Nga khỏi hệ thống nhắn tin liên ngân hàng có tên SWIFT, điều này cản trở việc tiếp cận các thị trường tài chính toàn cầu của họ.
Tiếp sau đó, các lệnh trừng phạt đã khiến đồng nội tệ RUB của Nga lao dốc điên cuồng. Điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận về việc liệu tiền điện tử, đặc biệt là bitcoin có thể là một cách để trốn tránh các hạn chế từ lệnh trừng phạt hay không.
Nếu "chiến tranh là nhân tố thúc đẩy lịch sử", theo như lời của nhà cách mạng Lenin, thì ngày nay, đó cũng là một động lực cho tiền điện tử thăng hạng. Chỉ 5 ngày sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, giá Bitcoin đã đạt ngưỡng 43.500 USD, tăng 13% so với trước khi Nga triển khai chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Trước đó, nhiều nhà bình luận kinh tế dự đoán rằng tiền điện tử có thể được người Ukraine hoặc người Nga sử dụng để chuyển tiền quốc tế nhanh chóng và an toàn. Và dự đoán đó đã trở thành sự thật.
Quay trở lại giữa tháng 2 vừa qua, Quốc hội Ukraine thông qua Luật tài sản ảo sửa đổi, chính thức hợp thức hóa tiền điện tử mã hóa tại đất nước này.
Xung đột quân sự xảy ra, chính sự hợp thức hóa tiền điện tử cách đó không lâu, kết hợp với tính chất không biên giới và chống kiểm duyệt, đã giúp Ukraine "tranh thủ" các khoản tài trợ quốc tế mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Ngày từ 26/2, chính phủ Ukraine đã đăng các địa chỉ ví điện tử trên Twitter để nhận tiền tài trợ. Theo thống kê bởi công ty chuyên blockchain Elliptic, chỉ trong vài ngày, Ukraine và các tổ chức phi chính phủ tại đất nước này đã huy động được 24,6 triệu USD, chủ yếu bằng Bitcoin (42%), Ethereum (38%) và các tiền điện tử khác (17%).
Ngoài ra, việc chuyển từ hryvnia (đơn vị tiền tệ chính thức tại Ukraine) sang tiền điện tử mã hóa cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua sự gia tăng đột ngột của phí giao dịch trên thị trường địa phương.
Cũng trong thời gian này, để tránh các biện pháp trừng phạt về tài chính - ngân hàng của phương Tây, người Nga cũng đang chuyển sang lựa chọn Bitcoin như một nơi ẩn náu an toàn. Các sàn giao dịch đồng ruble - Bitcoin cho thấy sự gia tăng đầu tư, vì đồng tiền của Nga đã mất giá khoảng 20% so với đồng USDA kể từ khi bùng nổ các cuộc xung đột.
Theo công bố của văn phòng Kaiko được Coindesk trích dẫn, khối lượng giao dịch ngày 24/2 đã đạt mức cao nhất kể từ chín tháng trở lại đây, ở mức 1,5 tỷ ruble, tương đương với 14,7 triệu USD. Theo nhận xét của nhà chuyên gia phân tích Clara Medalie: "Hoạt động đã được tập trung vào (nền tảng) Binance".
Bên cạnh đó, không gian mạng cũng là một mặt trận trong xung đột thời 4.0 và ngân hàng là một trong những đối tượng được nhắm đến đầu tiên. Những cuộc tấn công này được cho là một nguyên nhân góp phần thôi thúc nhiều người chuyển sang tiền điện tử mã hóa.
NĐ (t/h)
Cùng chuyên mục


Công ty mẹ của Tiktok phát triển chatbot AI giống ChatGPT

Trí tuệ nhân tạo sẽ tái định hình bối cảnh thanh toán tại Việt Nam

Gã khổng lồ OpenAI nộp hai đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Mô hình AI mới của Google hoãn ngày ra mắt

CEO Nvidia: Mỹ cần 10-20 năm mới có thể hoàn toàn tự chủ cung ứng chip
-
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Nghị định 80 tác động tích cực ổn định giá xăng những tháng cuối năm
-
Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
-
PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương: Thuê mua nhà ở xã hội sẽ an toàn cho người thu nhập thấp
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản