Chủ nhật 13/07/2025 22:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thương mại Mỹ - Trung leo thang, ảnh hưởng thế nào tới kinh tế toàn cầu?

12/10/2020 00:00
Theo Oxford Economics, việc tăng thuế quan sẽ khiến nền kinh tế Mỹ tổn thất 29 tỷ USD, và nền kinh tế thế giới là 105 tỷ USD vào năm 2020.

Các nhà phân tích cho biết, sự leo thang của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và mối đe dọa của các biện pháp “ăn miếng trả miếng” sẽ gây ảnh hưởng đáng kể cho cả hai nước và nền kinh tế thế giới.

Hôm thứ Sáu, Mỹ đã tăng thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ mức 10% lên 25%. Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ mở rộng thuế đối với các hàng hóa khác, nhằm tăng áp lực lên Bắc Kinh khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục. Phía Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ trả đũa lại động thái này của Mỹ.

Thương mại Mỹ - Trung leo thang, ảnh hưởng thế nào tới kinh tế toàn cầu?

Ảnh hưởng đến GDP từ việc tăng thuế lên 25%

“Không có ai chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại, ngay cả những người ngoài cuộc”, Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng của Mỹ tại Oxford Economics nhận định.

Nhận định triển vọng kinh tế Mỹ, Trung Quốc và toàn cầu, Daco ước tính rằng, việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa tương tự lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ sẽ làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ xuống 0,3% vào năm 2020, trong khi phía Trung Quốc là 0,8%.

Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Mỹ sẽ tổn thất khoảng 29 tỷ USD vào năm 2020 và tác động đến nền kinh tế toàn cầu là 0,3% hoặc hơn 105 tỷ USD.

Các cổ phiếu đã quay đầu giảm sau khi đã tăng mạnh vào hôm thứ Sáu, vì niềm tin vào việc Washington và Bắc Kinh sẽ sớm hoàn tất một thỏa thuận thương mại đã bị phá vỡ. Chỉ số S&P 500 và Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đều có mức giảm hàng tuần là hơn 2%. Chỉ số chứng khoán Trung Quốc CSI cũng đã giảm hơn 8%.

Daco đưa ra giả định, nếu Washington áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ trả đũa, GDP của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng khoảng 0,5%, tương đương giá trị GDP năm 2020 sẽ nhỏ hơn 45 tỷ USD so với kịch bản không có thuế quan. Điều này khiến tăng trưởng GDP thực tế của kinh tế Mỹ (tăng trưởng trừ đi lạm phát) về rất gần tới ngưỡng nguy hiểm 1% vào cuối năm 2020.

Tác động của áp thuế đối với kinh tế Trung Quốc, Daco nhận định, tăng trưởng GDP của đất nước đông dân nhất thế giới nhiều khả năng sẽ suy giảm 1,3 điểm % vào năm 2020, lùi về ngưỡng thấp chưa từng thấy là 5%. Nền kinh tế thế giới cũng phải chịu tổn thất 0,5%.

Thương mại Mỹ - Trung leo thang, ảnh hưởng thế nào tới kinh tế toàn cầu?

Căng thẳng thương mại chưa chắc dẫn đến suy thoái, nhưng chiến tranh thương mại toàn diện thì có thể - Tác động đến tăng trưởng GDP (%)

Và tồi tệ nhất, nếu cuộc chiến tranh thương mại này lan rộng đến mức đa phương và toàn diện (toàn cầu). Kịch bản này, được Oxford Economics đưa ra, nếu Mỹ áp thuế 35% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc và 25% thuế tự động trên toàn cầu, cộng với 10% thuế quan đối với tất cả các hàng hóa khác được nhập khẩu từ EU, Đài Loan và Nhật Bản… đồng thời các nước cũng trả đũa lại tương tự.

Nếu diễn ra đúng kịch bản, Oxford Economics ước tính GDP của Mỹ sẽ thiệt hại 2,1% vào năm 2020, đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái vào cuối năm nay. Đồng thời, GDP của Trung Quốc thiệt hại 2,5%, trong khi châu Âu, Nhật Bản tổn thất 1,5% và thế giới là 1,7%.

“Bên cạnh đó, thiệt hại cho niềm tin của khu vực tư nhân và sự sụt giảm giá cổ phiếu có thể sẽ khiến các ngân hàng trung ương buộc phải cắt giảm lãi suất đáng kể và các biện pháp khác”, Daco nhận định.

LT

Tin bài khác
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.