Thước đo 'sức khỏe' nền kinh tế đến từ yếu tố nào?
- Kinh doanh
- 14:05 06/10/2020
“Sức khỏe” của nền kinh tế được đo bằng sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, bằng thực lực nền kinh tế phải lớn mạnh, cấu trúc kinh tế phải thay đổi, có lực lượng lao động được đào tạo bài bản, trình độ cao…
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời cộng hưởng với hàng loạt yếu tố bất lợi khác. Đơn cử như ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; của xu hướng giải ngân đầu tư công ngày càng chậm; của xu thế tăng trưởng chậm lại của nhiều “đầu tàu tăng trưởng” - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, Covid-19 cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp thoát khỏi cách tư duy cũ, trói buộc cũ; tiến vượt bậc để đuổi kịp thế giới và đi cùng thời đại…

Covid-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp thoát khỏi cách tư duy cũ, trói buộc cũ; tiến vượt bậc để đuổi kịp thế giới và đi cùng thời đại. Ảnh minh họa.
Cụ thể, Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Nguyễn Đình Thiên cho biết, người ta vẫn nói “trong nguy có cơ”, rằng cần tận dụng “cơ trong nguy”. Song phải hiểu nhiệm vụ cơ bản bây giờ là “trụ vững” chứ không phải là ra sức tìm kiếm “cơ trong nguy” theo nghĩa “kiếm chác”, nhặt nhạnh các cơ hội bằng tư duy cũ.
Lúc này, ta cần thật bình tĩnh, lo bảo vệ doanh nghiệp, quan sát kỹ tình thế, nương theo sự phục hồi của nền kinh tế thế giới để chuẩn bị cho mình. “Cơ trong nguy” phải chú ý tìm trong dài hạn chứ không phải là cơ hội ăn ngay. Ngược lại vẫn “có nguy trong cơ”, bởi lẽ nếu không có sự chuẩn bị, không có đủ năng lực, Việt Nam sẽ tiếp tục bỏ lỡ các cơ hội lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, nước nào biết cách tập trung vào nguồn nhân lực, đào tạo nhân lực nhiều hơn, tập trung khởi nghiệp sáng tạo nhiều hơn thì nước đó bứt lên. Mặt khác, nước nào chuyển sang quản lý số nhanh hơn, hiệu quả hơn thì nước đó sẽ thắng. Và những nước nào có nhiều trung tâm khởi nghiệp, đặc biệt là liên kết cơ sở hạ tầng thì lại càng phát triển...
“Chính vì thế, cơ hội của nước ta giờ đây không thể đo bằng GDP, đo bằng xuất khẩu, mà phải bằng sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, bằng thực lực nền kinh tế phải lớn mạnh, cấu trúc kinh tế phải thay đổi, có lực lượng lao động được đào tạo bài bản, trình độ cao. Việt Nam không thể chuyển sang nền kinh tế số khi mà nhân lực chủ yếu vẫn là lao động chân tay, làm gia công trong các khu công nghiệp…”, ông Thiên nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho rằng, muốn phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững thì cần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ bởi hiện nay, những gì chúng ta đang làm với Khoa học - Công nghệ vẫn là chạy theo xu thế, thiếu sự đổi mới sáng tạo và tư duy dẫn đầu.
Do đó, Chính phủ, nhất là Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Thông tin & Truyền thông cần có lộ trình phát triển khoa học công nghệ Quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh. Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia để phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng nhanh; thúc đẩy gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp, nông nghiệp và doanh nghiệp để đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh…
Thanh Tùng
Tin liên quan
#Covid-19

Kiên Giang: Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát biên giới và trên biển không để nhập cảnh trái phép
Ngày 14/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Siết chặt biên giới, ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tập trung toàn lực phòng, chống dịch bệnh, nhất là ngăn chặn các hành vi xuất, nhập cảnh trái phép trên toàn tuyến biên giới cả trên bộ và khu vực biển đảo.

Kiên Giang: Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn người nhập cảnh trái phép trên đường bộ và đường biển
Chiều ngày 31/3, Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã làm việc với BĐBP tỉnh Kiên Giang về việc triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Kiên Giang: Tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Chiều 29/3, tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã diễn ra cuộc họp trực tuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới với sự chỉ đạo của Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Mai Văn Huỳnh.

Kiên Giang: Tăng cường công tác giám sát, quản lý, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép
Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp chặt chẽ với cảnh sát biển, hải quân rà soát, bố trí lại các điểm chốt chặn, kiểm soát trên biển, không để xảy ra các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh.

Kiên Giang: Vận động người dân thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế mọi lúc, mọi nơi
Ngày 26/3, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Lưu Trung chủ trì hội nghị trực tuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Đọc thêm Kinh doanh
Cần liên kết để phát triển doanh nghiệp điện tử
Trong số các doanh nghiệp điện tử có tới khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa.
Bài học từ xe đạp công cộng của Trung Quốc
Xe đạp công cộng (do chính phủ tài trợ) ở quận Xicheng của Bắc Kinh và Hohhot, Nội Mông sẽ dừng khỏi hoạt động. Trước đó, xe đạp công cộng ở Vũ Hán, Quảng Châu và những nơi khác cũng đã có thông báo tương tự. Hiện tại, hầu hết xe đạp công cộng là loại xe doanh nghiệp và xe đạp của cơ quan công quyền đã rút khỏi thị trường.
Hà Tĩnh huy động hơn 12,7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Các địa phương của Hà Tĩnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, con em xa quê tài trợ 12,790 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ về thuế hơn là giảm lãi suất cho vay
Chính sách hỗ trợ về thuế được doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận nhất, đồng thời hữu ích nhất, tiếp theo là chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn.
Thành Thành Công-Biên Hoà muốn huy động 1.200 tỷ đồng trái phiếu
Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hoà vừa ra nghị quyết phê duyệt các công việc liên quan đến phát hành 12 triệu trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ.
Nguyên do nào khiến ngành hàng không nước Mỹ chưa thể hoàn toàn phục hồi mặc dù số lượng du lịch vẫn tăng?
Nhờ đóng góp to lớn của vắc xin và nhu cầu đi lại hậu Covid-19 tăng cao, hoạt động du lịch hàng không giải trí tại Hoa Kỳ được đánh giá có khả năng khôi phục nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Các chuyên gia dự đoán du lịch giải trí tại nước này sẽ khôi phục ở mức năm 2019 vào đầu năm 2022 tới đây. Tuy nhiên mặc dù lượng đặt chỗ gia tăng nhưng ngành công nghiệp vẫn phải đối mặt với các thử thách khó khăn phía trước.
Dù chịu nhiều tác động do COVID-19, xuất khẩu dệt may vẫn tăng 6%
Theo số liệu báo cáo, xuất khẩu dệt may quý I - 2021 đạt gần 9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty con của Thuduc House bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu FDC của Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP Hồ Chí Minh sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 20/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (Thuduc House) năm 2020 là âm 25,95 tỷ đồng
Lãnh đạo Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua 500.000 cổ phiếu trước đấu giá
Công ty CP Nhựa An Phát Xanh dự kiến đấu giá 75 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá khởi điểm là 14.000 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp sẽ huy động được 1.050 tỷ đồng.
Quý I/2021, Formosa Hà Tĩnh thu gần 1,1 tỷ USD
Tổng doanh thu quý I/2021 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đạt 1.094 triệu USD, tạo đà tăng trưởng mới trong năm 2021.