Chủ nhật 13/07/2025 15:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu

Mức thuế quan mới của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đã gây chấn động thương mại toàn cầu, đe dọa gia tăng lạm phát, suy giảm GDP và bùng nổ một cuộc chiến thương mại.
Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu
Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu.

Các mức thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng từ thứ Bảy (1/2) đối với hàng hóa từ ba đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ là một động thái chưa từng có tiền lệ trong thời gian gần đây, châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại với những hệ lụy nghiêm trọng đối với tất cả các bên liên quan.

Dưới đây là một số điểm chính về cách các mức thuế này sẽ hoạt động và tác động của chúng tới các nước liên quan.

Quy mô thương mại bị ảnh hưởng là bao nhiêu?

Hoa Kỳ là một đối tác thương mại thiết yếu của ba quốc gia bị áp thuế: Canada, Trung Quốc và Mexico. Tuy nhiên, tác động ảnh hưởng sẽ không đồng đều, với hai nước láng giềng của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với Trung Quốc, cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng giá trị nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Đối với Mexico và Canada, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm lần lượt 77% và 84% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của hai nước này, theo số liệu từ các cơ quan thống kê của hai nước này. Trong khi đó, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường Mỹ thấp hơn đáng kể, chỉ chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Mỹ đã ghi nhận thâm hụt thương mại lớn với cả ba quốc gia: hơn 270 tỷ USD với Trung Quốc, 157 tỷ USD với Mexico và 55 tỷ USD với Canada.

Các quốc gia bị áp thuế sẽ chịu tác động như thế nào?

Với mức độ phụ thuộc lớn vào thương mại với Mỹ, Mexico được dự đoán sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Oxford Economics, các mức thuế áp dụng từ thứ Bảy tuần trước có thể đẩy tỷ lệ lạm phát của Mexico lên 6% hàng năm, so với mức 4,2% vào tháng 12 năm ngoái. Đồng thời, đồng peso của nước này có thể giảm giá 7%, kéo theo nguy cơ suy thoái kinh tế.

Đối với Canada, nếu không tính đến các biện pháp đối kháng mới được công bố, thuế quan của Mỹ có thể khiến GDP nước này giảm 2,7% trong năm nay và 4,3% vào năm sau so với mức dự kiến nếu không có thuế, theo nhận định của ông Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại EY. Điều này cũng góp phần làm gia tăng áp lực lạm phát tại Canada.

Đối với nền kinh tế Mỹ, tác động rõ ràng nhất sẽ liên quan đến giá cả. Danh mục hàng hóa bị ảnh hưởng sẽ là rất lớn, một vài ví dụ có thể kể đến như ô tô và bơ từ Mexico, gia cầm và dầu mỏ từ Canada, đến iPhone từ Trung Quốc.

Với mức thuế bổ sung từ 10% đến 25% áp lên các sản phẩm, các doanh nghiệp tại Mỹ chắc chắn sẽ chuyển ít nhất một phần chi phí tăng thêm này sang người tiêu dùng.

Theo ước tính của Tax Foundation, một tổ chức nghiên cứu có xu hướng ủng hộ việc giảm thuế, các mức thuế quan mới có thể làm giảm GDP của Mỹ 0,4% về dài hạn và tăng thêm 830 USD chi phí hàng năm cho mỗi hộ gia đình Mỹ trong năm nay. EY dự đoán lạm phát sẽ tăng 0,7% trong quý đầu tiên trước khi các tác động bắt đầu giảm dần.

Các quốc gia bị ảnh hưởng phản ứng như thế nào?

Ba quốc gia đã nhanh chóng đáp trả lại thông báo áp thuế của Tổng thống Donald Trump.

Cụ thể, Canada là nước đầu tiên phản ứng khi công bố mức thuế trả đũa tương ứng 25% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, với tổng giá trị lên tới 155 tỷ CAD (145,7 tỷ USD). Theo đó, mức thuế quan mới đối với lô hàng hóa đầu tiên trị giá 30 tỷ USD sẽ có hiệu lực từ thứ Ba (4/2) tuần này.

Ngoài ra, một số bang của Canada cũng đang thực hiện các biện pháp bổ sung. Thống đốc bang Ontario và British Columbia đã yêu cầu các đơn vị nhập khẩu đồ uống có cồn ngừng mua hàng từ các bang do đảng Cộng hòa quản lý, hoặc tại Ontario là từ bất kỳ bang nào của Mỹ.

Về phía Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp dụng “các biện pháp đối kháng tương ứng để kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng “không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại hay thuế quan”.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều cho biết họ đã nộp đơn khiếu nại về tranh chấp này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong một tuyên bố mạnh mẽ, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum thông báo sẽ áp dụng thuế trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ, tuy nhiên bà chưa đưa ra chi tiết cụ thể.

Tin bài khác
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.