Thứ sáu 09/05/2025 16:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng thăm Na Uy: thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán và ký FTA Việt Nam- châu Âu

12/10/2020 00:00
Ngày 24/5, tại Oslo,trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg, hai bên nhất trí thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao chất lượng hải sản của nhau (cá tra Việt Nam, cá hồi Na Uy)…
Thủ tướng thăm Na Uy: thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán và ký FTA Việt Nam- châu Âu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Thủ tướng Erna Solberg về lời mời thăm chính thức Na Uy và sự đón tiếp trọng thị dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Na Uy, đối tác quan trọng của Việt Nam ở Bắc Âu.

Thủ tướng Erna Solberg nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Na Uy, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Na Uy.

Chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Erna Solberg đánh giá cao vai trò quốc tế và khu vực ngày càng nâng cao của Việt Nam nhất là việc Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn gần đây.

Hai Thủ tướng đánh giá quan hệ Viêt Nam-Na Uy trong thời gian qua đã tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao, trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tháng 4/2015; hai Thủ tướng đã gặp nhau bên lề Hội nghị G7 tại Canada tháng 6/2018 và Hội nghị cấp cao ASEM 12 tại Bỉ tháng 10/2018.

Hai Thủ tướng nhất trí hai nước cần tăng cường thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Chính phủ, nhân dân Na Uy đã duy trì ODA cho Việt Nam trong những năm qua, góp phần hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cũng như hội nhập quốc tế; đề nghị Na Uy duy trì hợp tác phát triển với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực môi trường, giáo dục, quản lý kinh tế, cải cách hành chính, rà phá bom mìn.

Hai Thủ tướng đánh giá hợp tác song phương trong các lĩnh vực chuyên ngành đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là trong các lĩnh vực lâm nghiệp, môi trường, thủy hải sản, năng lượng tái tạo, vận tải biển, đóng tàu. Hai Thủ tướng đánh giá quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước đang phát triển tốt nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai bên.

Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), trong đó Na Uy là nước điều phối đàm phán; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hai nước tiếp tục thúc đẩy và mở rộng hợp tác đầu tư kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng mặt trời, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, kinh tế biển xanh, trong đó hai bên thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao chất lượng hải sản của nhau (cá tra Việt Nam, cá hồi Na Uy), v.v…

Hai Thủ tướng hoan nghênh việc tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Na Uy tại Oslo nhân chuyến thăm, giúp doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng đầu tư kinh doanh.

Về giáo dục, đào tạo, Na Uy cung cấp học bổng cho Việt Nam theo chương trình học bổng sinh viên quốc tế, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên và nghiên cứu viên của các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam.

Về văn hóa, từ năm 2007, hai nước đã triển khai Dự án Transposition kết nối 12 tổ chức nghệ thuật của Việt Nam với các đối tác Na Uy.

Thủ tướng Erna Solberg đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt tại Na Uy với trên 20.000 người trong phát triển quan hệ hữu nghị và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ Na Uy tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống và hội nhập ổn định, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Hai Thủ tướng cũng giao các bộ ngành hai bên tăng cường trao đổi, mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực mới như liên quan đến phụ nữ, hòa bình và an ninh, giáo dục, du lịch, thể thao, văn hóa, giao lưu nhân dân.

Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai Thủ tướng nhất trí hai nước sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là LHQ, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-Na Uy và ASEM, trong bối cảnh Việt Nam, Na Uy đều đang ứng cử vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2021 và Na Uy nhiệm kỳ 2021-2022) và Việt Nam sẽ đảm đương trách nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Hai Thủ tướng cũng nhấn mạnh cam kết chung đối với phát triển bền vững và bao trùm theo Chương trình Nghị sự LHQ về các Mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong hợp tác song phương về bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và giảm rác thải nhựa.

Hai bên hài lòng về sự ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và các tổ chức đa phương, gắn bó với các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế không chỉ vì phát triển bền vững mà cả vì nền hòa bình bền vững trên thế giới.

Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng đã trao đổi về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đảm bảo hòa bình, ổn định, duy trì an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông; mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và các thoả thuận liên quan của khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Thủ tướng Erna Solberg thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Erna Solberg đã vui vẻ nhận lời.

( Theo Chinhphu.vn, tựa do Doanh nhân Sài gòn đặt)

Tin bài khác
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.