Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
- 523
- Kinh doanh
- 09:27 25/06/2022
DNHN - Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
TP.HCM xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ quan trọng, để thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu một cách khác nhau về những quy định của Nhà nước, nên DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết được. Đó là những trường hợp của nhiều DN ở Khu công nghệ cao TP.HCM khi xin giấy phép xây dựng có điều chỉnh chi tiết cục bộ nội khu.
DN chạy lòng vòng
Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ cao Việt Nam - SuPan có dự án tại Khu Công nghệ cao TP.HCM với diện tích hơn 1ha. Công ty này được Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM (Ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 1/2019. Tuy nhiên, 3 năm nay DN này phải chạy lòng vòng, loay hoay để xin giấy phép xây dựng nhưng mãi vẫn chưa xong nên không thể triển khai dự án.

Lý do cho sự chậm trễ là do dự án của DN này có sự điều chỉnh chi tiết cục bộ nội khu, nên khi xin giấy phép xây dựng, Ban quản lý yêu cầu DN liên hệ với UBND TP.Thủ Đức và được hướng dẫn sang Sở Xây dựng để thực hiện bước thủ tục tiếp theo. Nhưng khi DN đến Sở Xây dựng, lại được hướng dẫn DN quay về Ban Quản lý để xin giấy phép xây dựng và bị vướng ở đây vì văn bản mới không thể thay thế cho văn bản 31 của UBND TP.HCM liên quan đến vấn đề này, nên chưa giải quyết được.
Ông Thái Thanh Hải, Phó Ban quản lý dự án của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ cao Việt Nam - SuPan cho rằng, cách giải quyết thủ tục hành chính như hiện nay rất khó khăn cho DN, khiến DN không biết nơi nào có trách nhiệm giải quyết.
“DN đi tới đi lui nhưng giữa các cơ quan quản lý chưa xác định rõ trách nhiệm, quyền giải quyết. Vì vậy DN bơ vơ không biết cơ quan nào sẽ giải quyết việc này, thủ tục giải quyết cụ thể ra sao. Ban quản lý yêu cầu phải làm thủ tục điều chỉnh cục bộ nội khu, UBND TP.Thủ Đức lại nói không cần thiết nên DN không biết thực hiện sao cho đúng”, ông Hải cho biết.
Không chỉ Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ cao Việt Nam – SuPan, mà nhiều DN ở trong khu này đang xin giấy phép xây dựng có điều chỉnh chi tiết cục bộ nội khu đều bị vướng mắc, khiến DN phải chạy lòng vòng khắp nơi nhưng đều không được giải quyết. Công ty NIPRO Việt Nam cũng vướng điều chỉnh chi tiết cục bộ nội khu thời gian kéo dài, không triển khai dự án được, ảnh hưởng đến hoạt động và đang chờ UBND TP.Thủ Đức trả lời.
“Hiện DN vướng quy hoạch chi tiết 1/500 nên chưa thực hiện dự án và có khả năng chậm trễ kế hoạch sản xuất của tập đoàn, ảnh hưởng đến doanh thu khi hoạt động ở Việt Nam”, ông Trần Quốc An, đại diện Công ty NIPRO Việt Nam chia sẻ.
Chỉ đích danh cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết
Khu Công nghệ cao TP.HCM hiện có 163 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 12,68 tỷ USD, trong đó có 86 dự án đang hoạt động. 6 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của khu ước đạt gần 12,9 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Trước vướng mắc nêu trên của nhiều DN, ngày 21/5/2022 UBND TP.HCM đã có văn bản số 1675 do Chủ tịch UBND TP.HCM ký, yêu cầu cơ quan chức năng phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết cục bộ và giao cho UBND TP.Thủ Đức giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các DN vẫn tiếp tục chờ UBND TP.Thủ Đức có hướng giải quyết.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, sắp tới Ban sẽ ký kết hợp tác với TP.Thủ Đức, đây là nơi thụ lý hồ sơ, thủ tục liên quan về quy hoạch là chính cũng như cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại cấp công trình. “Chúng tôi thống nhất, Ban quản lý Khu công nghệ cao là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và có cơ chế phối hợp với TP.Thủ Đức để giải quyết thủ tục. Tất nhiên, TP.Thủ Đức giải quyết theo thẩm quyền, nhưng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với Ban trong quá trình thẩm định để DN không phải đi giải thích với nhiều nơi cùng một nội dung”, ông Thi khẳng định.
TP.HCM có 18 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Việc xin cấp phép xây dựng có điều chỉnh quy hoạch chi tiết cục bộ nội khu không chỉ DN ở Khu Công nghệ cao gặp khó mà một số DN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất khác cũng gặp khó khăn, vì thủ tục này liên quan đến nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ở các khu công nghiệp và khu chế xuất khác khi có vướng mắc, Ban quản lý các Khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) mời các cơ quan chức năng và DN cùng trao đổi. Vì vậy những vướng mắc của doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ nhanh, kịp thời hơn.
Các DN đang kỳ vọng, khi UBND TP.HCM đã giao TP.Thủ Đức chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này, cùng với việc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, như vậy sẽ không còn cảnh DN bị “hành”, phải chạy lòng vòng nhiều nơi làm thủ tục hành chính./.
Bài liên quan
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
#TP.HCM

TPHCM: Dự kiến cấp thẻ và lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau ngày 15-9
UBND TPHCM đang tính toán kế hoạch phục hồi kinh tế sau ngày 15-9 tới. Dự kiến, sẽ áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid để người dân tham gia các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để lây nhiễm chéo tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ở TP.HCM
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tại TP. Thủ Đức, TP.HCM. Thủ tướng căn dặn phải bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Tiếp tục triển khai dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.Hồ Chí Minh
Sẽ tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nhưng TP.HCM phải thực hiện thanh toán, quyết toán đúng quy định của pháp luật – đó chính là nội dung Nghị quyết của Chính phủ trong chiều ngày 31-3 ở phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội.

TP.HCM đặt ra mục tiêu phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thời gian qua, TPHCM triển khai hiệu quả nhiều hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm tại TP.HCM
Ngày 21/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu trước tết Nguyên đán tại TP.HCM.

Năm 2019: Thị trường bất động sản sẽ “sốt nóng”?
Thị trường được nhận định có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật… Chia sẻ Tweet
Đọc thêm Kinh doanh
Gần 4.200 tỷ đồng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
Dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km; trong đó tuyến đi qua tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 60,30km. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ,đã khái toán tổng kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh là 4.197 tỷ đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải bổ sung giấy phép kinh doanh
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.
Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới. Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.
Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng từ 39- 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.
5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
7 tháng đầu năm 2022, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
VEC điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng. Theo đó, VEC hủy bỏ quy định bắt buộc tài xế phải duy trì số dư tài khoản bằng 50% mức phí của chặng dài nhất.
THACO đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị đến năm 2026
Thaco đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị trong 5 năm tới, đến năm 2026 mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD. TPHCM được chọn làm điểm đến đầu tiên của Emart tại Việt Nam để chinh phục mục tiêu đưa Emart trở thành đại siêu thị hàng đầu Việt Nam.
Phê duyệt hơn 1.840 tỷ đồng đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E Quảng Nam
Ngày 5/8, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Nam cho biết Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E đoạn Km 15+270 đến Km89 +700 qua tỉnh Quảng Nam với tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.848 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện dự kiến từ 2021 đến 2025.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong quý II/2022 tiếp tục phục hồi
Những tác động của dịch Covid-19 đã khiến ngành sắn Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiểm soát và trở thành một trong số ít mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.
7 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gấp đôi cùng kỳ
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2022, ước gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.