
Thống nhất các ưu tiên trong Khung Chương trình quốc gia việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026
Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các đối tác ba bên tại Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức Lễ ký Bản ghi nhớ và triển khai thực hiện Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng, giai đoạn 2022 – 2026.

Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và ILO Việt Nam đã cùng ký vào Bản ghi nhớ của Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng, khẳng định sự thống nhất với ba ưu tiên quốc gia.
Đây là Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng lần thứ tư của Việt Nam kể từ khi Việt Nam gia nhập trở lại ILO vào năm 1992, với mục tiêu hướng tới việc làm thỏa đáng và bền vững cho tất cả mọi người.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Trong ba kỳ hợp tác vừa qua, ILO đã luôn đồng hành cùng với các đối tác ba bên của Việt Nam triển khai hiệu quả chương trình việc làm thỏa đáng, góp phần thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội. Tại chương trình này, ông Đào Ngọc Dung đề nghị ILO và các đối tác xã hội cần xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Khung chương trình. Trong thời gian tới, cần ưu tiên tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội cho giai đoạn 2023 – 2030; hỗ trợ quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.
Cụ thể, đến năm 2026, người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau sẽ được đóng góp và thụ hưởng một cách công bằng từ quá trình chuyển đổi kinh tế bền vững, toàn diện và đáp ứng giới dựa trên đổi mới sáng tạo, tinh thần kinh doanh, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và việc làm thỏa đáng.
Người dân Việt Nam được thụ hưởng từ các dịch vụ xã hội và hệ thống an sinh xã hội có tính toàn diện, có trách nhiệm giới, nhạy cảm với người khuyết tật, công bằng, chi phí hợp lý và có chất lượng, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, toàn diện, bền vững và tăng quyền cho người dân để giúp họ phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Giám đốc ILO Việt Nam, bà Ingrid Christensen bày tỏ tin tưởng với sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam và các đối tác xã hội, cùng với những hỗ trợ kỹ thuật của ILO, Khung Chương trình quốc gia về việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026 sẽ được triển khai và giám sát hiệu quả ở cả cấp quốc gia và địa phương.
Bình Phương
- Chính sách tiền tệ không phải ‘cây đũa thần’ với nền kinh tế
- Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- "Free ship" đang là "con bài" của các nhãn hàng kinh doanh online
- Cô gái kiếm gần 10.000 USD mỗi tháng nhờ sản xuất video TikTok
- Những bất thường “chưa từng thấy” của doanh nghiệp lên nghị trường
Cùng chuyên mục


Sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật tại Kỳ họp thứ 6

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

Quan ngại thị trường xuất khẩu dần bị bó hẹp nếu không gỡ thẻ vàng IUU
Những bất thường “chưa từng thấy” của doanh nghiệp lên nghị trường

Hải Phòng tăng cường giao lưu, xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với Hồng Kông
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững