Thợ mỏ - Cha truyền con nối
- Chúng tôi nghĩ
- 10:16 10/11/2020
DNHN - Ai cũng biết nghề mỏ hầm lò nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, không dễ yêu. Nhưng nếu không yêu nó thì vì cái gì mà biết bao thế hệ con nối tiếp cha, em nối tiếp anh, tạo thành đội quân trùng trùng điệp điệp như vậy?
Ngày mai, giai cấp công nhân Vùng Mỏ kỉ niệm 84 năm, Ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ-Truyền thống ngành Than (12/11/1936-12/11/2020). Nhân ngày này, tôi chợt nhớ đến bài viết “Người thợ nghiện đi lò!”, đăng trên tờ báo nọ. Bài viết ca ngợi một công nhân khai thác than hầm lò chăm chỉ, yêu nghề - yêu nghề đến mức…“nghiện”! Đọc xong, tôi nghĩ bụng, người ta có thể nghiện rượu, nghiện thuốc lá, thuốc lào nay có người lại “nghiện” vào hầm lò được ư? Tôi đã nhiều năm làm nghề hầm lò; nếm trải nỗi vất vả của người thợ làm việc dưới lò sâu nên không tin có người lại đi “nghiện” cái nghề hầm lò nặng nhọc nhất trong những nghề nặng nhọc này! Thậm chí, cái nghề này, yêu được nó còn khó chứ đừng nói là “nghiện”…
Thợ mỏ hầm lò vào ca (ảnh: Cao Thâm).
Thế nhưng, 10 năm làm báo trong ngành Than tôi đã biết, rất nhiều gia đình thợ mỏ gồm 2 thậm chí 3 thế hệ, gắn bó với nghề mỏ hầm lò nặng nhọc, độc hại này. Riêng ở Công ty Than Vàng Danh, nhiều gia đình cả nhà làm mỏ; vào ngày lễ, ngày Tết, gia đình làm cỗ, nếu tính cả dâu, rể, “cánh” thợ mỏ quây tròn hai mâm. Ở làng mỏ Mông Dương, đa số hiện làm việc ở các công ty than hầm lò như: Than Mông Dương, Than Khe Chàm và Hầm lò 1. Ở Công ty than Mạo Khê, ông Nhữ Xuân Hinh, Phó văn Phòng Công ty, mới nhẩm tính sơ qua đã ngót chục gia đình thợ lò “Cha truyền con nối”...
Đáng chú ý là, nhiều người con của thợ mỏ sinh ra trong đạn bom khốc liệt, lớn lên trong thời bao cấp thiếu đói nhưng học giỏi; thi đỗ Đại học Mỏ- Địa chất, ra trường, trở về vùng Mỏ nối nghiệp cha ông. Trong đó, không ít người đã phấn đầu trở thành lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn TKV, của các công ty mỏ hầm lò và của tỉnh Quảng Ninh như ông Đặng Thanh Hải, hiện là Tổng Giám đốc TKV; ông Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh ...Họ là con của những thợ mỏ thực thụ; không phải “con ông cháu cha”.
Ai cũng biết nghề mỏ hầm lò nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, không thể “nghiện” - đương nhiên rồi! - Nhưng nếu không yêu nó thì vì cái gì mà biết bao thế hệ con nối tiếp cha, em nối tiếp anh, tạo thành đội quân trùng trùng điệp điệp như vậy? Và, vì cái gì mà biết bao chàng trai đưa vợ con ra mỏ - dù vợ không có việc làm vẫn quyết gắn bó với mỏ, sinh con đẻ cái, tạo thành cộng đồng thân ái, quấn túm bên nhau?
Tôi đã đặt câu hỏi này với nhiều thợ lò và được họ giải thích, đại để, ai cũng cần có một nghề, nhưng mỗi người một hoàn cảnh, một cơ hội lựa chọn nghề. Mà một khi đã chọn nghề hầm lò, đã xỏ ủng, khoác áo thợ xuống lò thì vào “gương” mà làm (nơi trực tiếp sản xuất), có thêm thu nhập bù vào cho vợ con; láng cháng phất phơ trong lò, yếu người! Và, khi đã làm cùng nhau, cùng gian khổ, anh em càng thương yêu nhau hơn.
Có người lại giải thích rằng, nghề hầm lò như bố mẹ mình ngày xưa lấy nhau do sự sắp đặt vậy - đó là sự sắp đặt của số phận. Nhưng ăn ở miệt mài bên nhau, có con với nhau phải có trách nhiệm với con cái, với bố mẹ già, với họ hàng. Như vậy, ai dám bảo bố mẹ mình ngày xưa không yêu nhau!
Tôi đồng tình với những giải thích trên của thợ lò. Hay khái quát hơn, lí do chính để lớp lớp thế hệ thợ mỏ gắn đời mình với công việc nặng nhọc là phấn đấu vì cuộc sống no đủ, bình yên và là sự đồng cam cộng khổ, thương yêu nhau như anh em ruột thịt, tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn vì lí tưởng đó. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của của giai cấp công nhân mỏ trong trong trang sử vẻ vang của dân tộc.
Cao Thâm
Tin liên quan
#thợ mỏ

Thợ mỏ vững vàng vượt khó
Hiện nay, dịch bệnh Covid – 19 đã diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế trong nước và trên thế giới dan trong đà suy giảm. TKV cũng có nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Thợ mỏ luôn bình tĩnh, vững vàng vượt qua, bởi họ có một tinh thần vượt khó ngoạn mục. Tinh thần ấy được kết tinh từ truyền thống quý báu của mình “Kỷ luật và Đồng tâm”.
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Người tài ở đâu?
Sau một thời gian ấp ủ, mở đầu năm 2021, Bộ Nội vụ đã đưa ra lấy ý kiến góp ý về Dự thảo chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài, với mục tiêu từ năm 2026 đến năm 2030, có ít nhất từ 2 đến 5% lãnh đạo cấp bộ là “nhân tài”.
Lại chuyện "hành" doanh nghiệp
Chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục thuê đất. Vậy một tấm giấy chứng nhận, có gì là khó ? Cùng lắm thì chỉ mất vài ngày là xong. Tại sao lại mất đến chừng ấy thời gian?
Nghệ An: Khai tử một chỉ thị đã có tuổi thọ 4 năm
Sau hơn 4 năm thực hiện, Chỉ thị 18/CT-UBND của UBND tỉnh Nghệ An đã phát lộ nhiều bất cập nên UBND tỉnh Nghệ an đã cho khai tử chỉ thị này.
Thưởng Tết và kích cầu tiêu dùng
Với những điểm mới trong Bộ luật Lao động, 2019 về thưởng Tết, hi vọng, đây là dịp để các doanh nghiệp không chỉ tri ân với người lao động, đảm bảo sự công bằng mà còn là cơ hội để kích cầu tiêu dùng, quảng bá thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến đông đảo người tiêu dùng.
Chống phá rừng và những vấn đề đặt ra ở Đắk Lắk: Nhìn từ các doanh nghiệp Lâm nghiệp
Nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng luôn là vấn đề nóng bỏng ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk. Mặc dù luôn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn không được ngăn chặn hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng suy giảm, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Những vấn đề đó cần phải được nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan, trung thực trên cơ sở cần có những nghiên cứu, đánh giá của các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt được đề ra và triển khai thực hiện triệt để giữ rừng, tái sinh rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống.
Tiếc cho thương hiệu" gạo Việt Nam ngon nhất thế giới"
Mới đây, báo đài đưa tin, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tiếp tục đưa gạo ST25 đi thi World's Best Rice tại Mỹ, nhưng chỉ đoạt giải giải Nhì- Giải nhất thuộc về gạo Hom Mali của Thái Lan! Bỗng nhiên tôi nghĩ, vì sao VFA lại tiếp tục đưa ST25 đi dự thi? Việc làm này khác nào đương kim Hoa hậu tiếp tục đi thi Hoa hậu rồi mất ngôi vương miện, thành Á hậu!...
Hình ảnh mất mỹ quan của Thủ đô
Hình ảnh “Chị lao công” và “Tiếng chổi tre” (tên bài thơ của Tố Hữu) “Như sắt/Như đồng/Chị lao công/Đêm đông/Quét rác...” đã đi vào văn chương, nhạc họa với vẻ đẹp bình dị và bất tử. Nhưng, khi tiếp xúc với họ, nghe họ kể về công việc, về chế độ đãi ngộ...mới thấy nỗi cơ cực của nghề này; mới hiểu, vì sao vừa rồi hàng loạt công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội “đình công”, rác thải ngập ngụa bên các đường phố rợp bóng cây - một hình ảnh mất mỹ quan của Thủ đô.
Khi cấp trên không nghe cấp dưới tham mưu...
Mặc dù cấp dưới (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) đã đề nghị cấp trên” (Bộ Giao thông Vận tải) không nên tách Luật Giao thông Đường bộ thành 2 dự án luật, nhưng cấp trên vẫn phớt lờ ý kiến của cơ quan tham mưu của mình. Kết quả là, tại Kì họp thứ 10 vừa rồi, Quốc hội không đồng ý tách Luật Giao thông Đường bộ thành 2 luật.
Quỹ hỗ trợ sáng tác văn học không phải là “miếng bánh”!...
Từ năm 1995 đến nay, hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ thuộc các hội VHNT từ Trung ương tới các Hội VHNT địa phương; trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, lâu nay, hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ sáng tác chưa cao. Hi vọng rằng, Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra trong tháng 11 này sẽ đề ra phương hướng nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, trong đó, phát huy hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
Lại đề xuất chuyển đổi rừng tự nhiên để làm điện gió!
Dư luận chưa hết bức xúc về việc phá rừng để làm nhà máy thủy điện nhỏ thì đến lượt UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất chuyển đổi 28 ha rừng tự nhiên để làm điện gió!.