Chủ nhật 22/06/2025 00:39
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thị trường tiền tệ ngày 14/5: Đồng USD nối dài đà giảm, đồng won Hàn Quốc được chú ý

Lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo khiến đồng USD nối dài đà giảm, trong khi đồng won Hàn Quốc trở thành tâm điểm sau cuộc gặp song phương giữa Seoul và Washington.
Thị trường tiền tệ ngày 14/5: Đồng USD nối dài đà giảm, đồng won Hàn Quốc được chú ý
Thị trường tiền tệ ngày 14/5: Đồng USD nối dài đà giảm, đồng won Hàn Quốc được chú ý.

Đồng USD tiếp tục đà suy yếu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (14/5), sau khi ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn ba tuần, sau dữ liệu lạm phát Mỹ yếu hơn dự kiến.

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ chỉ tăng 0,2% trong tháng trước, thấp hơn mức 0,3% theo dự đoán của các nhà kinh tế do Reuters khảo sát, và chỉ nhích nhẹ sau mức giảm 0,1% của tháng Ba.

Thông tin này làm gia tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhất là khi căng thẳng thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Sự điều chỉnh này đã tác động tức thì đến thị trường ngoại hối: đồng euro tăng 0,5% lên 1,1240 USD, đồng bảng Anh nhích 0,34% lên 1,2249 USD, trong khi đồng yên Nhật tăng giá 0,77% khiến USD giảm còn 146,33 yên.

Chỉ số dollar index (DXY) – theo dõi sức mạnh đồng bạc xanh so với rổ sáu đồng tiền chủ chốt – đã giảm 0,5%, xuống mức gần 100 điểm. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp, đánh dấu mức giảm tổng cộng 3% kể từ ngày 2/4, thời điểm Tổng thống Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng khiến dòng vốn nước ngoài rời bỏ tài sản Mỹ.

Thị trường tiền tệ ngày 14/5: Đồng USD nối dài đà giảm, đồng won Hàn Quốc được chú ý
Chỉ số DXY đã giảm 0,5%, xuống quanh mốc 100 điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (14/5) (Ảnh: Trading Economics).

Won Hàn Quốc tăng mạnh sau cuộc gặp song phương với Mỹ

Trong khi USD suy yếu, đồng won Hàn Quốc trở thành điểm sáng khi tăng 1,2% lên mức 1.398 won đổi 1 USD. Sự phục hồi này đến sau khi một quan chức chính phủ Hàn Quốc xác nhận rằng, Thứ trưởng Tài chính nước này, ông Choi, đã gặp gỡ đại diện Bộ Tài chính Mỹ, ông Robert Kaproth, vào ngày 5/5 để thảo luận về thị trường ngoại hối.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Washington gia tăng áp lực lên các quốc gia châu Á, vốn bị cáo buộc duy trì tỷ giá thấp để thúc đẩy xuất khẩu. Tổng thống Donald Trump lâu nay luôn chỉ trích các đối tác thương mại – đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản – về việc "can thiệp tiền tệ có chủ đích". Việc đồng won tăng giá có thể được xem là bước đi “hòa giải” trong tiến trình đàm phán thương mại song phương.

Ở chiều ngược lại, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc giảm nhẹ trong giao dịch ngoại hối nước ngoài (offshore), ở mức 7,2067 NDT đổi 1 USD, dù trước đó đã chạm đáy sáu tháng ở mức 7,1791.

Thị trường chờ tín hiệu tiếp theo từ Fed và Nhà Trắng

Tâm lý nhà đầu tư đang dịch chuyển theo hướng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất nếu dữ liệu kinh tế Mỹ tiếp tục gây thất vọng. Theo dữ liệu từ LSEG, các nhà giao dịch hiện dự đoán khoảng 54 điểm cơ bản lãi suất sẽ được cắt giảm từ nay đến cuối năm, trong đó lần giảm kế tiếp – 0,25 điểm phần trăm – được kỳ vọng diễn ra vào tháng 9/2025.

Thứ Năm (15/4) tới sẽ là một ngày quan trọng đối với thị trường tài chính, với loạt thông tin được công bố bao gồm doanh số bán lẻ tháng 4/2025 của Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI), và đặc biệt là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell – người có thể đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn về định hướng chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2025.

Tác động từ các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump cũng vẫn là một ẩn số khó lường. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Trump cho biết có thể đích thân làm việc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để chốt các điều khoản cuối cùng của thỏa thuận thương mại. Một thỏa thuận rõ ràng và nhất quán hơn có thể giúp Fed xác định chiến lược phù hợp hơn, thay vì “đứng giữa ngã ba đường” như hiện nay.

Burberry phải thắt lưng buộc bụng: Khi “di sản” không còn là lá chắn Burberry phải thắt lưng buộc bụng: Khi “di sản” không còn là lá chắn
Huawei và HarmonyOS: Kẻ thách thức thế độc quyền Windows – MacOS Huawei và HarmonyOS: Kẻ thách thức thế độc quyền Windows – MacOS
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump
Tin bài khác
Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất tiền gửi vượt 9% dành riêng cho khoản tiền cực lớn đang phơi bày sự phân hóa sâu sắc của thị trường, nơi "đại gia" hưởng ưu đãi hiếm có.
Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Tăng trưởng tín dụng TP.HCM 5 tháng đầu năm tăng vọt, gần gấp đôi cùng kỳ. Đâu là động lực chính giúp dòng vốn khơi thông, thúc đẩy kinh tế phục hồi và bứt phá?
Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Dù căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, đồng USD không còn phản ứng mạnh như trước. Giới đầu tư đang đặt câu hỏi liệu vai trò “trú ẩn an toàn” của USD có đang dần phai nhạt?
Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày 14/6, sự kiện khai mạc Ngày không tiền mặt 2025 và Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” chính thức diễn ra tại TP.HCM, thu hút sự tham dự của hơn 300 lãnh đạo các bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp. Đây là năm thứ 7 liên tiếp sự kiện được tổ chức, minh chứng cho tính cấp thiết và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của hình thức thanh toán hiện đại này đối với tiến trình phát triển kinh tế số.
LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance vừa tăng vốn điều lệ lên 4.912 tỷ đồng, khẳng định cam kết đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Mở rộng mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, củng cố vị thế.
Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Từ ASEAN đến BRICS, ngày càng nhiều nền kinh tế châu Á giảm sử dụng đồng USD trong thương mại và dự trữ ngoại hối, phản ánh lo ngại địa chính trị và biến động chính sách tiền tệ Mỹ.
Chính sách tiền tệ 2025-2026: Dòng tiền, lãi suất sẽ ra sao?

Chính sách tiền tệ 2025-2026: Dòng tiền, lãi suất sẽ ra sao?

Chính sách tiền tệ 2025-2026 của Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước linh hoạt điều chỉnh. Các động thái này được kỳ vọng sẽ định hình lại dòng vốn và lãi suất.
Đồng rúp Nga: “Hiện tượng lạ” giữa cơn bão cấm vận và giá dầu giảm

Đồng rúp Nga: “Hiện tượng lạ” giữa cơn bão cấm vận và giá dầu giảm

Bất chấp chiến tranh, lạm phát và trừng phạt, đồng rúp Nga đã ghi nhận mức tăng hơn 40%, trở thành đồng tiền tăng mạnh nhất toàn cầu tính đến nay trong năm 2025.
Nhà đầu tư ngoại mua ròng 284 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Nhà đầu tư ngoại mua ròng 284 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 5/2025, HNX đã tổ chức 17 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được tổng cộng 18.049,5 tỷ đồng.
Tiền kỹ thuật số và bài toán khó của các ngân hàng trung ương

Tiền kỹ thuật số và bài toán khó của các ngân hàng trung ương

Khi các ngân hàng trung ương lớn vẫn loay hoay với tiền kỹ thuật số, những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc hay Brazil lại đang âm thầm dẫn đầu cuộc đua số hóa tiền tệ.
Bài học từ Thụy Sĩ: Đồng tiền mạnh không phải "kẻ thù" của ngành sản xuất

Bài học từ Thụy Sĩ: Đồng tiền mạnh không phải "kẻ thù" của ngành sản xuất

Dù sở hữu đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng Thụy Sĩ vẫn luôn giữ vững vị thế quốc gia xuất khẩu hàng đầu nhờ vào chất lượng, công nghệ và năng suất, và là bài học cho các nền kinh tế phát triển.
Morgan Stanley: Đồng đô la có thể giảm 9% trong năm tới

Morgan Stanley: Đồng đô la có thể giảm 9% trong năm tới

Morgan Stanley dự báo chỉ số DXY sẽ giảm 9% trong năm tới, kéo đồng đô la Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid-19, trong bối cảnh Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm mạnh lãi suất.
Liệu vàng có thể trở lại “ngai vàng” tiền tệ?

Liệu vàng có thể trở lại “ngai vàng” tiền tệ?

Dù đã bị loại khỏi hệ thống tiền tệ từ năm 1971, vàng vẫn được nhắc đến trong các chiến lược tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, để vàng trở lại “ngai vàng” tiền tệ như trước đây là điều khó xảy ra.
Đồng USD hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp

Đồng USD hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp

Đồng USD đang hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp, khi nhà đầu tư toàn cầu lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ và chờ đợi dữ liệu lạm phát PCE.
Giá vàng nội cao ngất, người dân giữ vàng hay chờ mở cửa nhập khẩu?

Giá vàng nội cao ngất, người dân giữ vàng hay chờ mở cửa nhập khẩu?

Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên tới 15 triệu đồng/lượng. Nhập khẩu hay lập sàn vàng đang trở thành hai hướng đi then chốt, song đâu là giải pháp căn cơ?