Thị trường lao động yếu là trở ngại lớn cho phục hồi kinh tế
- Vấn đề
- 08:53 14/10/2020
Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong khối ASEAN trong năm 2020, tuy nhiên thị trường việc làm suy yếu có thể là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế.
Báo cáo kinh tế của khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC mới đây đã đưa ra dự báo mới về tình hình tăng trưởng GDP tại Việt Nam trong năm 2020 dưới tác động của dịch Covid-19 ở mức 2,6%, mức cao nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng quan ngại tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh lên 2,7% trong quí 2 vừa qua, đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ, ở mức 4,5%, sẽ là một bất lợi đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Thị trường việc làm suy yếu có thể là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Theo đó, đã có nhiều lao động mất việc làm trong các lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, cũng như các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tiền lương của người lao động cũng bị ảnh hưởng khi giảm 2,8% so với cùng kì trong quí 2 vừa qua, so với mức tăng trưởng trung bình 15% so với cùng kỳ vào năm 2019. Trong khi nền kinh tế có khả năng chạm đáy trong quí 2, theo phân tích của HSBC, điều tồi tệ nhất trên thị trường lao động có thể sẽ xảy ra với một độ trễ nhất định, có thể là trong các quí tiếp theo.
“Với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, chúng ta cũng có thể sẽ thấy áp lực giảm đối với tiền lương, điều này sẽ kìm hãm chi tiêu cá nhân”, báo cáo chỉ ra.
Thêm vào đó, nhu cầu thế giới giảm tiếp tục là một rủi ro đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Đặc biệt liên quan đến ngành dệt may và da giày khi các đơn hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, làn sóng Covid-19 thứ hai vào tháng 7 có khả năng sẽ khiến chính phủ áp dụng chính sách thận trọng hơn đối với việc mở cửa biên giới, do đó du lịch có thể sẽ phải chịu những thách thức liên tục cho đến khi có vắc xin phòng ngừa hiệu quả.
Trong khi đó, theo báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quí 3 của Tổng cục Thống kê (TCTK), sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quí 2, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ), gần 40,0% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%.
Trong 9 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng giảm 83 ngàn đồng). Thu nhập của lao động trong hầu hết các ngành đều giảm. Trong đó, giảm nhiều nhất ở các ngành: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (giảm 6,5%), dịch vụ lưu trú ăn uống (giảm 5,9%), vận tải kho bãi (giảm 4,9%). Bên cạnh đó, một số ngành có thu nhập tăng như thông tin truyền thông (tăng 1,7%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 3,3%).
Theo đánh giá của TCTK, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng cao nhất trong vòng 10 năm qua đã làm chậm khả năng khai thác nguồn nhân lực dồi dào cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.
Cơ quan này theo đó khuyến nghị các chính sách hỗ trợ cần tiếp tục tập trung vào lực lượng lao động nhằm củng cố niềm tin, tạo động lực và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Trong đó, phải tăng cường việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19.
Trang Nguyễn
Tin liên quan
#phục hồi kinh tế

Nền kinh tế châu Á liệu đã có thể phục hồi sau đại dịch Covid-19
Covid-19 diễn ra khiến các quốc gia trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng suy giảm nền kinh tế. Liệu trong năm 2021, nền kinh tế châu Á có thể quay lại đà phát triển như trước.

Bầu cử căng thẳng và sự gia tăng của virut corona khiến sự phục hồi kinh tế Mỹ chao đảo
Những dấu hiệu mới đây cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ có thể đang chững lại trong tuần trước với lưu lượng bán lẻ và việc làm đều giảm trong bối cảnh số ca nhiễm coronavirus tăng kỷ lục.

Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP gắn với phát triển kinh tế bền vững
Tại ngày làm việc thứ ba, đợt hai của kỳ họp thứ 10 (4/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia và cơ cấu lại nền kinh tế. Tại đây, nhiều đại biểu đã chỉ ra hàng loạt những khó khăn, hạn chế sẽ tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

GDP quý III kỳ vọng tăng 2,5%, khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn trong quý IV
Sản xuất và tiêu dùng tăng nhẹ, GDP quý III kỳ vọng ở mức 2,5%, với khả năng phục hồi kinh tế sẽ tốt hơn trong quý IV, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS) dự báo trong Báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 9 phát hành mới đây.

Vượt khủng hoảng Covid-19 và phục hồi kinh tế cách nào?
Cùng với việc kích thích nhằm khởi động lại hoạt động kinh tế, việc tăng cường các chính sách kinh tế vĩ mô để tăng khả năng tự chăm sóc sức khỏe, liên kết đặt hàng tập thể vắc xin phòng ngừa Covid-19, tháo gỡ rào cản hàng hóa và tự do thương mại sẽ giúp kiểm soát đại dịch và khôi phục kinh tế.

Vùng vẫy thoát khủng hoảng: Kinh tế Trung Quốc phục hồi là bước lùi?
Nhiều chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đã quay trở lại mô hình xây dựng và xuất khẩu cũ để tìm đường thoát khỏi khủng hoảng.
Đọc thêm Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
Đó là chủ đề trong tham luận mà đại biểu Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày trong phiên thảo luận tại hội trường, Đại hội XIII của Đảng, sáng 27/1,
Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong tháng đầu năm 2021
Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta vẫn đối mặt với không ít khó khăn và bất lợi do tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu còn đang diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang vẫn tăng mạnh
Dự kiến góp 6.770 tỉ đồng từ ngân sách làm đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã ghi nhận đề xuất 6.770 tỉ đồng nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Cần tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó đột phá lớn nhất về nguồn nhân lực và hạ tầng
Đó là nhấn mạnh Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ với báo chí bên hành lang Đại hội XIII.
Thành phố Phú Quốc khẩn trương sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự
Thành phố Phú Quốc gấp rút hoàn thành xong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực và hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội địa phương
Không để xảy ra khan hàng, sốt giá trong dịp Tết Nguyên đán 2021
Để không thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngành Công Thương Hà Nội đã chủ động chuẩn bị hàng hóa, nhất là mặt hàng thịt lợn, qua đó không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Dòng vốn FDI chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều nhờ ưu thế từ hàng loạt Hiệp định FTA
Nhờ ưu thế từ loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng việc cải thiện chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng… dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều hơn.
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...