Thị trường địa ốc khó khăn, môi giới giải nghệ hàng loạt
- 28
- Bất động sản
- 08:58 21/03/2020
Thị trường địa ốc sau một năm khó khăn lại càng khó hơn khi bị dịch Covid-19 chặn lại. Chủ đầu tư e ngại sức cầu thấp không đưa sản phẩm mới ra hàng, còn sàn địa ốc thì đóng cửa, ngừng hoạt động, môi giới giải nghệ…
Thị trường trầm lắng
Theo đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2019, Hội đã nhiều lần lên tiếng kiến nghị gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản do khủng hoảng nguồn cung. Sản phẩm mới, dự án mới không ra được thị trường bên cạnh do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành thì có việc ở một số địa phương, nhiều dự án đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, điều này dẫn đến việc đùn đẩy giải quyết của các cơ quan.
Bước sang năm 2020, nhiều chính sách mới mang tính hỗ trợ được ban hành như Công văn 703 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cơ chế cấp giấy chứng nhận sở hữu cho các loại hình bất động sản mới và Nghị định 25 hướng dẫn Luật Đấu thầu được ban hành với nhiều điểm tiến bộ.
Tuy nhiên, theo Tổng thư ký VARS, ông Nguyễn Văn Đính, thị trường đã có những động lực tốt nhưng chưa kịp phát huy, lan toả thì bị đại dịch Covid-19 chặn lại. “Hoạt động kinh doanh bất động sản đang phải chịu tác động kép. Bên cạnh việc tháo gỡ nút thắt khó khăn bấy lâu nay, thị trường muốn hồi phục được phải trông chờ vào tiến độ kiểm soát dịch bệnh trong nước và cả trên thế giới”, ông Đính cho hay.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Đàm Văn Giáp, Tổng Giám đốc Công ty TNHH tập đoàn Quang Giáp cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, chúng tôi đã tập trung triển khai các dự án và có lượng bán hàng tốt. Tuy nhiên, năm nay tác động của dịch Covid-19 khiến giao dịch bị chững lại, thậm chí là không có. Mặc dù sản phẩm của chúng tôi là đất nền đô thị vốn khá hút hàng nhưng hiện cũng rất khó bán. Công ty đã phải cho nhân viên nghỉ, công trường không thi công được vì khu chúng tôi có nhiều trường hợp phải cách ly theo dõi do đi từ nước ngoài về. Không biết đến khi nào mới dập được dịch để thị trường ổn định trở lại”.
Đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ cũng cho biết: “Thị trường căn hộ chung cư ở Thái Nguyên gần như đóng băng, không bán nổi một căn từ sau Tết đến giờ. Hiện tại, Công ty tập trung cho chống dịch và chỉ biết chờ đợi, mong sớm khống chế được dịch. Năm nay sẽ là năm khó khăn cho thị trường địa ốc nói chung”.
Từ góc độ của đơn vị môi giới, ông Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần RB Land cho biết, thị trường năm nay sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thời điểm này đang cực kỳ khó khăn, những dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, những dòng sản phẩm mang tính chất đầu cơ, chưa có dân ở, chưa sử dụng được ngay thì rất khó thanh khoản. Mặc dù hiện tại mọi người chưa thấy tác động rõ rệt nhưng chỉ sang quý II thôi người dân sẽ cảm nhận rõ rệt vấn đề dịch bệnh ảnh hưởng đến túi tiền như thế nào. Các ngành từ du lịch, sản xuất, xuất nhập khẩu… và các ngành sử dụng lượng lớn nguyên vật liệu nhập ngoại, nhất là từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Theo ông Ngọc, trên thực tế các chủ đầu tư có thể ra dự án mới. Nhưng do thị trường trầm lắng nên họ cũng đang nghe ngóng tình hình. Bởi nếu ra mắt dự án không bán được và bị “gãy sóng” thì làm lại rất khó, chưa kể ngay cả việc tổ chức sự kiện truyền thông bán hàng hiện tại cũng không đơn giản và rất nhạy cảm.
“Thời điểm này, các đầu tư nên tỉnh táo và khi đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn 2-3 năm, đừng đầu tư lướt sóng. Còn an toàn nhất vẫn là chung cư, biệt thự liền kề nội đô, những sản phẩm đất nền có đầy đủ pháp lý. Với bất động sản nghỉ dưỡng do du lịch bị ảnh hưởng nặng nên cần thời gian để hồi phục. Nếu nhà đầu tư nào có tiền mặt dồi dào thì mua cũng được vì thời điểm này sẽ có nhiều người bán cắt lỗ, giá rẻ. Nhưng trong trường hợp này cần phải có tầm nhìn dài hạn chứ bán ngay thì rất khó”, ông Ngọc cho hay.
Tuy nhiên, ở góc độ khác chia sẻ với Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Lộc cho biết: “Dù thị trường nói chung thấp điểm nhưng hiện tại, các dự án đất nền của chúng tôi đang có thanh khoản tốt. Qua đó có thể khẳng định rằng, các sản phẩm đầy đủ pháp lý một cách minh bạch, người tiêu dùng có thể sử dụng ngay vẫn bán được hàng”.
Môi giới giải nghệ
Theo thông tin từ VARS, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Có những sàn môi giới lớn với quy mô gần 3.000 nhân viên môi giới trên cả nước; có những sàn nhỏ chỉ một vài chục nhân viên. Năm qua có hàng trăm sàn giao dịch giải thể hoặc dừng hoạt động do không có dự án mới mở bán.
Bước sang năm nay, theo ông Nguyễn Văn Đính, tình hình của các sàn còn khó khăn hơn. Dự báo có tới 1/3 số sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa vì chủ đầu tư dự án không mở bán sản phẩm. Từ việc không có hàng hóa để chào bán nên các sàn môi giới không có nguồn thu để nuôi bộ máy công ty, trả lương nhân viên. Trong đó, một số sàn định đóng cửa hẳn, nhiều sàn tạm dừng hoạt động để chờ cơ hội thị trường hồi phục.
“Thông thường, quý đầu năm thì lượng sản phẩm chào bán ra thị trường sẽ không cao bằng quý cuối năm. Thế nhưng, trước giờ không có tình trạng không có sản phẩm nào để chào bán ngay sau Tết Nguyên đán như tình cảnh hiện tại của một số sàn giao dịch”, ông Đính nói và cho biết thêm, hiện chỉ có khoảng 150 - 200 sàn bất động sản còn hoạt động sôi nổi do trước đó đã ký kết được những hợp đồng mới với các chủ đầu tư bất động sản. Sản phẩm hiện vẫn có dồi dào để rao bán, lượng khách hàng cũng khả quan.
Số liệu của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, tính đến hết năm 2019, bất động sản là ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể cao nhất với 598 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng 36,8% theo năm và 686 doanh nghiệp giải thể, tăng 39,4%.
Theo Savills Việt Nam thì số lượng 686 doanh nghiệp bất động sản giải thể nói trên chủ yếu là những công ty cung cấp dịch vụ môi giới. Giới phân tích nhận định, xu hướng doanh nghiệp bất động sản nhỏ ngừng hoạt động và giải thể gia tăng trong năm qua đã được dự đoán trước.
Theo ông Ngọc, sau dịch bệnh, hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ dần khôi phục, nhưng không thể hồi phục được ngay, nó sẽ có độ trễ và bất động sản là thị trường chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Và với những sản phẩm không phải thiết yếu, người dân sẽ không mua ngay mà có xu hướng tích trữ tiền mặt, vàng… để phòng thủ. Nếu đầu tư, họ cũng chọn những sản phẩm sử dụng được ngay hoặc có thể cho thuê để tích lũy, vừa có dòng tiền như chung cư, nhà phố nội đô.
Cùng nhận định này, ông Đính cho rằng: “Giờ chúng ta chỉ kỳ vọng Việt Nam sẽ kiểm soát dịch bệnh thật tốt, tạo niềm tin cho thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, ách tắc, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, đầu tư. Và khi từng vấn đề được giải quyết thì thị trường sẽ phục hồi nhanh”.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đã có nhiều kiến nghị lên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Theo đó, HoREA đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch Covid-19, cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế… để giúp các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh đúng pháp luật nhưng đang gặp khó khăn.
Nhất Nam
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
#Covid-19

18% số ca mắc Covid-19 trong nước là trẻ em
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19, ngày 16/2.

"Báo chí đã góp công rất lớn vào kết quả các mặt của thành phố, nhất là trong công tác phòng chống dịch Covid-19"
"Chính báo chí đã góp công rất lớn vào kết quả các mặt của thành phố, nhất là trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và bảo vệ sức khỏe nhân dân" - Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh tại buổi họp mặt báo chí, xuất bản Mừng Xuân - Mừng Đảng năm 2022 sáng 19-1, Thành ủy TP HCM đã tổ chức. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi họp mặt.

Nghệ An: Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp
Sở Y tế Nghệ An – Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này vừa ban hành văn bản đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trong cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp…

Nghệ An: Xử phạt 25 triệu đồng đối với 3 cá nhân đăng thông tin bịa đặt lên mạng xã hội về công tác phòng, chống dịch Covid-19
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An vừa xử phạt vi phạm hành chính 03 cá nhân với tổng số tiền 25 triệu đồng, vì đã có hành vi đăng thông tin bịa đặt lên mạng xã hội Facebook về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Vinh

Nghệ An: 14/21 địa phương áp dụng Chỉ thị 16 và 7 địa phương còn lại thực hiện Chỉ thị 15 để phòng, chống dịch Covid-19
UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định áp dụng Chỉ thị 16 đối với 14/21 huyện, thị, thành và 7 địa phương còn lại thực hiện Chỉ thị 15 để phòng, chống dịch Covid-19 bắt đầu từ 0h ngày hôm nay (20/8)…

Nghệ An: Từ 12h hôm nay, huyện Hưng Nguyên cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19
Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19 bắt đầy từ 12h hôm nay (19/8)…
Đọc thêm Bất động sản
1.200 ha đất được dành làm khu đô thị ven vịnh Cam Ranh
Chủ tịch UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, khu đô thị (KĐT) ven vịnh Cam Ranh đang được điều chỉnh để phù hợp với luật quy hoạch, đây là cơ sở để địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
HoREA đề xuất bổ sung thêm phương án bảo hiểm rủi ro, tức công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro không bàn giao nhà đúng tiến độ của người được bảo hiểm là chủ đầu tư.
Quảng Ngãi: Hàng loạt doanh nghiệp “xí phần” hàng trăm ha đất biển tại KKT Dung Quất rồi bỏ hoang
Tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi có 348 dự án cấp phép còn hiệu lực, trong đó có 52 dự án vốn đầu tư nước ngoài, hiện 243 dự án đã xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động, gần như đã lấp đầy, nhưng hiện nay có hơn 100 dự án đang “xí phần” hàng trăm nghìn ha đất tại KKT Dung Quất rồi bỏ hoang.
Hà Nội sẽ mạnh tay xử lý sai phạm trong đấu giá đất
Công an TP Hà Nội và Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội phải tăng cường nắm tình hình, kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản công giá trị lớn, quyền sử dụng đất nhằm trục lợi.
An Giang kêu gọi đầu tư 30 dự án trọng điểm
30 dự án được kêu gọi đầu tư ở các lĩnh vực giao thông; cơ sở hạ tầng - khu đô thị, khu nhà ở; nông nghiệp; công nghiệp; thương mại - dịch vụ - du lịch; văn hóa - xã hội - môi trường.
Dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu khi nào khởi công?
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh Đồng Nai và các địa phương lân cận. UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải chuẩn bị các phương án để thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng các khu tái định cư (TĐC) cho dự án này. Mục tiêu của cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu là đáp ứng nhu cầu vận tải và giảm tải cho quốc lộ 51.
Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường quyết liệt xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Vĩnh Tường đã xử lý được 41/53 trường hợp vi phạm Luật Đất đai mới phát sinh.
Giải pháp nào ngăn chặn “thông đồng”, “móc ngoặc” trong đấu giá đất?
Thời gian qua, công tác đấu giá đất đã xuất hiện những bất cập, nhất là vụ việc bỏ cọc đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đã gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản và xã hội. Vậy đâu là giải pháp ngăn chặn “thông đồng”, “móc ngoặc” trong đấu giá?
Bất động sản hàng hiệu - Xu hướng đầu tư vững vàng trước biến động kinh tế
Không chỉ khẳng định phong cách chủ nhân, bất động sản hàng hiệu còn là kênh đầu tư giúp gia tăng tài sản, được giới thượng lưu ưa chuộng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hoạt động đấu giá đất “vàng.”