Thế nào là tư duy phát triển trong hoạt động doanh nghiệp?

15:15 18/11/2021

Trong hoạt động doanh nghiệp, khi toàn bộ công ty áp dụng tư duy phát triển, nhân viên sẽ được trao quyền và cam kết nhiều hơn, nhận được hỗ trợ lớn hơn. Ngược lại, những người làm việc tại các tổ chức chủ yếu có tư duy cố định phần lớn gặp phải các tình trạng gian lận, lừa dối để đạt được lợi ích riêng.

Tư duy phát triển là nhân tố không thể thiếu của một nhà quản lý trong thời đại ngày nay
Tư duy phát triển là nhân tố không thể thiếu của một nhà quản lý trong thời đại ngày nay. (Ảnh: Muse headband) 

Một ý tưởng bắt kịp thời đại hay thậm chí đi trước tương lai là những gì một doanh nhân mong muốn thành công vượt trội cần phải có được. Nhiều người tin rằng tài năng có thể được nuôi dưỡng thông qua làm việc chăm chỉ, bộ não chiến lược, lắng nghe ý kiến đóng góp hay tổng quan nhất đó chính là tư duy phát triển. Họ có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn những người có tư duy cố định (những người tin rằng tài năng là năng khiếu thiên bẩm). Trong hoạt động doanh nghiệp, khi toàn bộ công ty áp dụng tư duy phát triển, nhân viên được trao quyền và cam kết nhiều hơn, nhận được hỗ trợ lớn hơn dành cho hợp tác và đổi mới. Ngược lại, những người làm việc tại các tổ chức chủ yếu có tư duy cố định phần lớn gặp phải các tình trạng gian lận, lừa dối để đạt được lợi ích riêng.

Sau những phát hiện này, “tư duy phát triển” trở thành một thuật ngữ thông dụng ở nhiều công ty lớn, thậm chí còn được đưa vào sứ mệnh mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên, cũng trong quá trình nghiên cứu, Carol Dweck, giáo sư tâm lý học tại đại học Standford phát hiện ra rằng sự hiểu biết về tư duy phát triển còn rất hạn chế. Hãy điểm qua những quan niệm sai lầm phổ biến dưới đây:

Mọi người thường nhầm lẫn giữa tư duy phát triển với sự linh hoạt, cởi mở hoặc với cái nhìn tích cực, những phẩm chất được cho là luôn tồn tại sẵn có trong một con người. Thế nhưng, đây là một tư duy phát triển sai lầm. Nhiều người hiện nay pha trộn giữa tư duy cố định và tư duy phát triển trong khi tư duy phát triển vốn không phải phẩm chất thuần túy mà được nuôi dưỡng theo thời gian.

Người nỗ lực đáng được khen thưởng, điều này rất đúng nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là không chỉ khen thưởng cho nỗ lực mà còn cả sự học hỏi, tiến bộ đồng thời nhấn mạnh quá trình phát triển tư duy, chẳng hạn như thử các chiến lược mới và chiêm nghiệm bài học từ thất bại để tiến lên phía trước.

Mỗi công ty có một sứ mệnh riêng và lấy đó làm tôn chỉ hoạt động. Ta không thể tranh cãi về những lời tuyên bố mang lại giá trị cao cả như tăng trưởng, trao quyền hay đổi mới nhưng chúng có ý nghĩa gì nếu công ty không có các bước đi biến lời nói thành hiện thực như đã phát động? Các tổ chức cần phải thể hiện tư duy phát triển chấp nhận rủi ro một cách phù hợp. Công ty có thể xem xét thưởng khuyến khích thưởng cho nhân viên đã cống hiến ngay cả khi dự án không đạt được mục tiêu ban đầu. Tư duy phát triển của doanh nghiệp chú trọng sự hợp tác hơn là cạnh tranh giữa các bên. Khích lệ một tư duy phát triển không chỉ bằng lời nói mà còn là hành động, chẳng hạn như các cơ hội thăng tiến và phát triển rộng rãi, liên tục củng cố các giá trị bằng chính sách cụ thể.

Tất nhiên, thay đổi tư duy không phải chuyện một sớm một chiều, ngay cả khi sửa chữa những quan niệm sai lầm này. Nguyên nhân là do mỗi người trong chúng ta đều có một tư duy cố định riêng. Khi đối mặt với thách thức, những lời chỉ trích hoặc đánh giá kém hơn so với những người khác, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào trạng thái bất an hoặc phòng thủ, một phản ứng kìm hãm sự phát triển. Bên cạnh đó, môi trường làm việc cũng đầy rẫy những yếu tố kích hoạt tư duy cố định. Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành đã hưởng lợi và thành công từ việc nhận biết “cá tính” có trong tư duy cố định của nhân viên nhưng quan trọng nhất vẫn là xây dựng các tư duy phát triển và áp dụng vào thực tế.

Anh Đức