Thứ sáu 09/05/2025 14:58
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tháng 3, lạm phát cơ bản giảm thấp nhất trong 3 năm gần đây

12/10/2020 00:00
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm nay giảm so với tháng trước và là mức giảm thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội Quý 1/2019. Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN

Thông báo số liệu thống kê tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2019 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 29/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm nay giảm so với tháng trước và là mức giảm thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Theo đó, CPI tháng 3/2019 giảm 0,21% so với tháng trước, tăng 0,69% so với tháng 12/2018 và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm 2019, CPI tăng 2,63% so với cùng kỳ năm 2018 - mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm gần đây. Lạm phát cơ bản (sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 3 giảm 0,06% so với tháng trước.

Đây là mức giảm thấp nhất trong 3 năm gần đây, tuy nhiên vẫn tăng 1,84% so với cùng kỳ; quý I năm 2019 tăng 1,83% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguyên nhân của lạm phát cơ bản giảm là do trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng có chỉ số giá giảm gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,42%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,17%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,09%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,08%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,04%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,03%. Chỉ có 4 nhóm tăng: giao thông tăng 2,22%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê cho biết, một số nguyên nhân làm tăng CPI trong quý I năm nay là do tháng 1, tháng 2 là tháng Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,05%.

Giá các mặt hàng thực phẩm quý I tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 1,49% do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán như: thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống tăng từ 1% đến 5%.

Giá thịt lợn tăng chủ yếu trong tháng 1 và tháng 2/2019, đến tháng 3/2019 giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết và bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi. Bình quân quý I/2019, giá thịt lợn tăng 0,67% so với tháng 12/2018 và tăng 23,17% so với cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 0,97% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước do một số đơn vị vận tải hành khách kê khai tăng giá chiều đông khách, trong đó: giá vé ô tô khách tăng 4,76%; giá vé tàu hỏa tăng 6,77% do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé do nhu cầu đi lại tăng vào dịp Tết Nguyên đán. Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như: giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên quý I năm 2019 so với cùng kỳ chỉ số giá nhập khẩu tăng 1,06%, chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,45%; chỉ số giá sản xuất nông nghiệp tăng 3,6%; chỉ số giá xuất khẩu tăng 2,88%.

Theo Tổng cục Thống kê, bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI quý I/2019. Đó là nhằm bù đắp mức tăng giá do áp dụng biểu thuế bảo vệ môi trường mới, giá xăng dầu thế giới tại thời điểm 1/1/2019 giảm nên giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm ngày 1/1/2019.

Trong tháng 2, mặc dù giá xăng dầu thế giới tăng nhưng giá xăng trong nước vẫn được giữ nguyên giúp bình ổn giá trong dịp Tết. Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã tăng chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng RON 95 III ở mức 17.600 đồng/lít và xăng E5 ở mức 16.270 đồng/lít (mức giá này thấp hơn nhiều so với mức giá Tết Mậu Tuất 2018, giá xăng RON 95 III ở mức 19.980 đồng/lít và xăng E5 ở mức 18.340 đồng/lít).

Tuy nhiên do giá thế giới tăng cao, trong kỳ điều hành ngày 2/3/2019, giá xăng A95, xăng E5 được điều chỉnh tăng 940 đồng/lít, dầu diezel 0,05S tăng 960 đồng/lít; dầu hỏa tăng 700 đồng/lít. Tính chung quý I/2019 chỉ số giá xăng dầu giảm 8,22% so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt được điều chỉnh theo giá gas thế giới, quý I/2019 giá gas giảm 2,15% so với cùng kỳ năm trước…

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; trong đó, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2019 đặt ra dưới 4%, các bộ, ngành đã tăng cường các giải pháp ngành thực hiện mục tiêu này.

Theo đó, Bộ Công Thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết.

Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô. Với phương thức điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm với 8 đồng tiền chủ chốt, nên giá đồng USD trong nước vẫn dao động trong biên độ 3%. Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, nhu cầu vàng trong nước tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Thần Tài nhưng không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội.

“Trong quý I/2019, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm. Lạm phát cơ bản quý I/2019 so với cùng kỳ ở mức 1,84% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh./.

Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN

Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.