Thứ ba 11/02/2025 08:30
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

10/02/2025 21:40
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đối năng lượng

Theo thông tin tại phiên họp lần 01 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chiều ngày 10/2/2025 tại Bộ Công Thương, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2010/QH12) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta. Đồng thời, Luật số 50/2010/QH12 đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là chính sách được ưu tiên hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế gắn với an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tăng cường cơ chế thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì phiên họp lần 01 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Công Thương, sau hơn 15 năm triển khai thi hành, đến nay đã bộc lộ bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung một số nội dung được quy định tại Luật và các luật liên quan để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp để ứng phó với các thách thức mới, đặc biệt là các thách thức ở quy mô toàn cầu.

Đặc biệt, trong bối cảnh các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường diễn biến phức tạp và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có nguy cơ không đạt được đúng hạn vào năm 2030, xu hướng tăng cường kiểm soát phát thải khí nhà kính diễn ra trên toàn cầu đang gia tăng. Thực tế, các chính sách về môi trường của các thị trường châu Âu, Mỹ… như quy định đánh thuế carbon của Liên minh châu Âu áp dụng vào 2026, các quy định về hộ chiếu xanh đối với hàng dệt may hay các quy định về truy vết carbon (Carbon Footprint) đối với sản phẩm hàng hóa khi vào thị trường các nước châu Á Thái Bình Dương và Thị trường Mỹ là các hàng rào kỹ thuật về môi trường của các thị trường. Các quy định trên ngày càng dày đặc, tạo ra sức ép lớn lên các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của của Việt Nam như dệt may, da giày, nhựa, thép, điện, điện tử chế biến thủy sản… khi tham gia vào các thị trường châu Âu và thị trường Mỹ, Trung Quốc… Đồng thời, các quy định này trực tiếp tác động lên lực lượng lao động trực tiếp của Việt Nam ước khoảng 20/52 triệu lao động trực tiếp (2023) và ảnh hưởng trực tiếp lên GDP của Việt Nam.

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã kêu gọi tất cả các quốc gia tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của mình trong báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) mới; chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phải được thực hiện công bằng, có tính đến hoàn cảnh và lộ trình khác nhau của các quốc gia.

Trong khi đó, Việt Nam cần huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đối năng lượng công bằng và thực hiện các cam kết quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, hiện Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Vì vậy, cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ bản nguồn năng lượng hợp lý theo hướng giảm thiểu nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, tăng mạnh nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam cần phải xem xét sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng tăng cường các quy định, chế tài mang tính bắt buộc thay vì khuyến khích thực thi các giải pháp tiết kiệm năng lượng...

Đề xuất sửa đổi 04 nhóm chính sách

Thực hiện Thông báo Kết luận của Thường trực Chính phủ, Bộ Công Thương đang tập trung đánh giá, đề xuất sửa đổi 04 nhóm chính sách của Luật. Bao gồm: Chính sách về nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chính sách về quản lý, phát triển đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó giao Chính phủ quy định điều kiện về điều kiện kinh doanh ngành nghề kiểm toán năng lượng để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tiến đến là Chính sách, quy định về chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chính sách chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xây dựng nhằm giải quyết được các vấn đề của thực tiễn trong nước đặt ra, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ vướng mắc, rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tăng cường các cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Ban soạn thảo thống nhất với Kế hoạch triển khai Dự án Luật do Tổ biên tập đề xuất đồng thời cơ bản thống nhất với nội dung Dự thảo 01 của Luật và Tờ trình Chính phủ, song ông đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tiếp thu các ý kiến của các thành viên và các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện Dự thảo Luật và Tờ trình Chính phủ để trình Bộ Công Thương tiến hành lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan trước ngày 12/02/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật có liên quan về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành và các phát sinh trên thực tiễn với mục tiêu lớn nhất là đáp ứng yêu cầu về năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng.

Tin bài khác
Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Cải tiến mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tiến độ chậm. Các cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn quy trình và thu hút đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Năm 2025 được kỳ vọng là năm bứt phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như tiềm năng và nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả, tư duy kinh doanh ngắn hạn, và những điểm nghẽn về thể chế pháp luật. Để vượt qua các rào cản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 6 định hướng chiến lược, trong đó xác định thể chế là yếu tố đột phá then chốt, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân, phát huy vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.
Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Trong các việc lớn của đất nước, doanh nghiệp có thể làm được gì thì đăng ký làm. Đó là “gợi mở” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 7/2/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhấn mạnh đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031.
Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.
Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ và yêu cầu vốn. Chính phủ đề nghị áp dụng chính sách đặc thù để đảm bảo tiến độ.
Năm 2024, có 5 ngân hàng Việt báo lãi trên 1 tỷ USD

Năm 2024, có 5 ngân hàng Việt báo lãi trên 1 tỷ USD

Năm 2024, với mức tăng trưởng lợi nhuận cao đã giúp nhiều ngân hàng gia nhập câu lạc bộ lãi trên 10.000 tỷ đồng, trong đó, đã có 05 ngân hàng đạt mức lãi trên 01 tỷ USD.
Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7%

Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7%

Động lực tăng trưởng GDP Việt Nam đến từ hoạt động kinh doanh gia tăng, đầu tư nước ngoài bền vững và đặc biệt là sự phục hồi của du lịch.
Việt Nam cơ hội bứt phá kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam cơ hội bứt phá kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Bước vào năm 2025, Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn quan trọng để bứt phá trong phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án trọng điểm

Có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án trọng điểm

Để đạt được mục tiêu giải ngân năm 2025, Chính phủ có thể sẽ áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án trọng điểm và có quy mô lớn.
"Điểm danh" tỉnh, thành được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

"Điểm danh" tỉnh, thành được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Trong nhóm địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất, có 5 tỉnh, thành được kỳ vọng đạt mức tăng từ 12% trở lên trong năm 2025.
FAO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào Hợp tác Nam - Nam

FAO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào Hợp tác Nam - Nam

FAO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào hợp tác Nam - Nam, bởi điều này không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia Nam bán cầu.
Phản ứng của Mỹ trước “làn sóng” dịch chuyển ồ ạt nhà máy sang Việt Nam

Phản ứng của Mỹ trước “làn sóng” dịch chuyển ồ ạt nhà máy sang Việt Nam

Theo một khảo sát từ Jetro của Nhật Bản, khoảng 500 công ty Nhật Bản đã rời Trung Quốc, trong đó có 200 công ty chuyển sang Việt Nam, cho thấy tiềm năng lớn của nước ta trong việc thu hút đầu tư.
Việt Nam hút hơn 4,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2025

Việt Nam hút hơn 4,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2025

Tháng 1/2025, 282 dự án có vốn đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 1,29 tỷ USD, giảm 6,6% về số lượng dự án so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh trong tháng đầu năm 2025

Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh trong tháng đầu năm 2025

Thống kê tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 60,7%; tivi tăng 50,1%.