Tiết kiệm năng lượng tại nhà: Lợi ích kép kinh tế cho gia đình và môi trường |
Với vai trò của mình, xin ông cho biết, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công có định hướng gì đối với các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm, đặc biệt sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thông qua?
![]() |
Ông Đặng Hải Dũng – Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) |
Ngày 18/6/2025, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật đặt ra yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu gắn với môi trường và phát thải carbon, đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU.
Luật cũng đặt ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn đối với những thị trường liên quan đến biến đổi khí hậu và tài chính nhà kính, cụ thể là những vấn đề quy định về quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng. Chúng ta đã biết, có tới 70, 80% phát thải carbon đến từ việc tiêu dùng năng lượng, do đó phải tăng cường quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng trọng điểm.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ xây dựng quỹ hỗ trợ sử dụng năng lượng hiệu quả, hỗ trợ tài chính như bảo lãnh vay, ưu đãi lãi suất, đồng thời tăng cường công cụ kỹ thuật như báo cáo kiểm toán năng lượng. Báo cáo kiểm toán năng lượng bản chất là cơ sở đầu vào cho việc tính toán phát thải carbon trong quá trình sản xuất của dây chuyền đối với các sản phẩm chúng ta xuất khẩu.
Theo đánh giá của ông, mức độ các doanh nghiệp đã và đang đầu tư chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng hiện nay ra sao?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn đã áp dụng công nghệ tiết kiệm tương đương với thế giới. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn hạn chế về năng lực tài chính để chuyển đổi.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng các chương trình để cụ thể hóa các chính sách trong các Nghị quyết như 55, 57 và 68. Thực tế, trong luật cũng đã cụ thể hóa vấn đề này, như cho phép thành lập quỹ về sử dụng năng lượng hiệu quả. Ở trong đó rất nhiều công cụ tài chính như bảo lãnh vốn vay hoặc có thể là những nguồn vốn hỗ trợ lãi suất thấp… Những vấn đề này đang trong quá trình xây dựng, các doanh nghiệp khi thay đổi sẽ tiết kiệm năng lượng, carbon.
Còn các hỗ trợ kỹ thuật như: Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm toán năng lượng, thiết lập hệ thống quản lý năng lượng… chúng ta vẫn đã và đang làm từ năm 2010 đến nay. Những hỗ trợ kỹ thuật này chủ yếu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong yêu cầu kiểm toán phát thải carbon.
Công nghệ của chúng ta hiện nay đang phát triển rất nhanh, cho nên việc thay đổi công nghệ rất khó để đánh giá chính xác được là trình độ công nghệ cho cho cho từng ngành. Như tôi đã chia sẻ, có những doanh nghiệp vẫn sử dụng những công nghệ lạc hậu từ trước, song cũng có những doanh nghiệp FDI hoặc là những doanh nghiệp lớn đã có những mức tiêu thụ năng lượng tương đương thế giới. Đây là trong dải rộng, nhưng trong thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đối tượng này năng lực tài chính để chuyển đổi công nghệ còn nhiều vấn đề gặp phải nhưng tôi hy vọng các đối tượng này sẽ được hỗ trợ để chuyển đổi nhanh chóng.
![]() |
Dán nhãn năng lượng là một trong những chương trình được đánh giá tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Ảnh minh họa |
Có một điểm mới trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa được thông qua, đó là dán nhãn năng lượng đối với các vật liệu xây dựng. Xin ông cho biết, việc này đã được triển khai như thế nào? và nhận định về những khó khăn ở phía trước?
Thực ra chương trình thúc đẩy sử dụng các phương tiện, sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được triển khai từ năm 2011 tới nay. Tuy nhiên, trong sửa đổi lần này theo đề xuất của Bộ Xây dựng có bổ sung thêm sản phẩm là các vật liệu xây dựng. Theo tôi biết, hiện nay phía Bộ Xây dựng vẫn đang tập trung xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để hỗ trợ dán nhãn năng lượng cho sản phẩm vật liệu xây dựng.
Hy vọng trong thời gian tới chúng ta có thể dán nhãn sớm, bởi vì việc sử dụng các nguyên vật liệu từ cửa kính cho đến các cửa gỗ ra - vào và cách âm, cách nhiệt tốt thì sẽ giúp giảm rất nhiều tiêu thụ năng lượng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo khảo sát của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019–2030 (VNEEP 3), tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp vốn chiếm trên 50% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia. Nếu chỉ tính riêng hơn 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên cả nước, với mức tiêu thụ điện hơn 80 tỷ kWh/năm, chỉ cần thực hiện tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng mỗi năm, sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1,6 tỷ kWh, tương đương hơn 3.200 tỷ đồng chi phí tiền điện hàng năm. |