Thứ tư 05/02/2025 21:01
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Tăng mức phạt, thực phẩm bẩn có giảm?

12/10/2020 00:00
Nghị định 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có hiệu lực ngày 20-10-2018. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi liên quan đến thực phẩm bẩn sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với quy định trước

Sữa nhập lậu và hết hạn sử dụng đã được cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh tiêu hủy

Nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn

Thực phẩm bẩn (hết hạn sử dụng, tẩm ướp hóa chất độc hại, sử dụng nguyên liệu ôi thiu, sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, bày bán, bảo quản không che đậy đúng cách…) từ tươi sống đến chế biến đang tràn lan trên thị trường.

Ngay như TP. Hồ Chí Minh, một trong những nơi được xem là văn minh nhưng thực phẩm bẩn cũng xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều sản phẩm được ngụy trang rất khéo, bày bán công khai và cơ quan chức năng tổ chức nhiều đoàn kiểm tra nhưng dẹp nhiều mà không dứt.

Đơn cử, chỉ trong tuần đầu tháng 10/2018, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã xử lý 6 vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, thu nhiều hàng hóa vi phạm. Cùng với đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc phát hiện 3 vụ vi phạm về kiểm dịch, xử lý 55 con gia cầm và 300 kg thịt gia súc. Kiểm tra kinh doanh thực phẩm, phát hiện 7 vụ vi phạm, hành vi vi phạm do hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, tạm giữ 8.390 đơn vị sản phẩm gồm rượu, bia, sữa, nước giải khát, xí muội, mực sấy... Ngoài ra, còn xử phạt hành chính các cơ sở về hành vi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn sử dụng, không thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm định kỳ theo quy định, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.

Trong tháng 8/2018, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã ra 87 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về an toàn thực phẩm, tổng số tiền phạt hơn 743 triệu đồng. Trong đó, xử phạt 14 cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Chẳng hạn, Cơ sở chế biến suất ăn sẵn Song Hiếu đường Đông Bắc, khu phố 7, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12) đã bị Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 66.000.000 đồng. Nguyên nhân do sử dụng nguyên liệu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm (bắp cải, nấm, đậu que, cà rốt); không có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, không tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác; không có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải theo quy định hoặc có nhưng không đảm bảo vệ sinh; không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; sử dụng người lao động không mang, mặc trang phục bảo hộ theo quy định; không có sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; không lưu mẫu thức ăn, lưu mẫu nhưng không đúng quy định.

Nêu một vụ cụ thể như trên với hàng loạt vi phạm cho thấy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn không được nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chú tâm, chỉ quan tâm nhiều đến lợi nhuận và xem nhẹ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng.

Rượu thủ công không đảm bảo chất lượng đã được cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh tiêu hủy

Chế tài nặng với thực phẩm bẩn

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, thực phẩm bẩn đang là bài toán nan giải không chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh mà của cả nước. Mặc dù các cơ quan chức năng gần đây đã tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm. Tuy nhiên, mức xử phạt còn rất nhẹ là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho vấn đề thực phẩm mất an toàn vệ sinh nghiêm trọng và diễn biến phức tạp như hiện nay.

Trước thực trạng đó, Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực thực thi từ ngày 20/10/2018 sẽ nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm gấp nhiều lần so với trước đây.

Cụ thể, Nghị định 115/2018/NĐ-CP áp dụng mức xử phạt từ 10- 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ, hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong chế biến thực phẩm. Mức phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh thực phẩm ẩm mốc, bụi bẩn hoặc tiếp xúc các yếu tố gây bẩn, nơi bán thực phẩm không có bàn tủ giá kệ theo đúng quy định. Mức phạt 1-3 triệu đồng nếu nơi kinh doanh bày bán có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; bày bán thực phẩm trên thiết bị dụng cụ không đạt vệ sinh; người chế biến thức ăn không đội mũ, khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không sử dụng găng tay với thức ăn chín, ăn ngay. Mức phạt 3 - 5 triệu đồng dành cho hành vi không thực hiện lưu mẫu thức ăn, cống rãnh khu vực chế biến thức ăn bị ứ đọng, không được che kín...

Ngoài mức xử phạt bằng tiền tăng khoảng 3-4 lần so với trước đây, Nghị định còn có nhiều điều mới là các khung quy định khá chi tiết, rõ ràng đối với từng hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghị định cũng ghi rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng như QLTT, hải quan, thanh tra, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển… Chế tài đã được tăng nặng, tránh nhiệm đã được giao, vấn đề là vận hành quy định mới như thế nào để các loại thực phẩm bẩn không gây nhức nhối trong cuộc sống của cộng đồng là trách nhiệm của các lực lượng quản lý thực phẩm.

Trần Thế

Tin bài khác
Lợi thế thị trường Việt Nam: Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Lợi thế thị trường Việt Nam: Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Cân bằng lợi ích, phấn đấu tăng trưởng GDP 7,5%, tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp… sẽ là “chìa khóa” để quốc gia cũng như các doanh nghiệp vượt qua thách thức, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương…
Thủ tướng chỉ đạo báo cáo dự thảo chính sách giảm thuế, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng chỉ đạo báo cáo dự thảo chính sách giảm thuế, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 2/2025.
Khẩn trương xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về điện hạt nhân

Khẩn trương xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về điện hạt nhân

Bộ KH&CN đã tiến hành rà soát hiện trạng nguồn nhân lực để phục vụ chương trình điện hạt nhân, qua đó đề xuất kế hoạch bổ sung và đào tạo chuyên sâu.
Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Kiến tạo những bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội TP Cảng

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Kiến tạo những bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội TP Cảng

Với vai trò “thuyền trưởng”, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã quản lý và phát triển khu kinh tế (KKT) và các khu công nghiệp (KCN) có những bước “chuyển mình” hết sức ấn tượng, tạo nên những bứt phá mới, góp phần đưa Hải Phòng trở thành đầu tàu trong thu hút đầu tư nước ngoài, với hàng loạt dự án xanh thân thiện với môi trường.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam từ làn sóng đầu tư quốc tế

Bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam từ làn sóng đầu tư quốc tế

Giấc mơ về một nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam hùng cường đã không còn quá xa vời. Khi doanh nghiệp Việt ngày càng khẳng định được năng lực cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Khai mở thị trường tiềm năng lớn hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Khai mở thị trường tiềm năng lớn hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025 đã chia sẻ về những câu chuyện đằng sau thành tựu xuất khẩu ấn tượng, những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đối mặt, cũng như những định hướng hỗ trợ nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm mới.
Ngành rau quả trên con đường chinh phục mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Ngành rau quả trên con đường chinh phục mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Trong năm 2025, nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 8 tỷ USD, tăng gần 900 triệu USD so với con số kỷ lục 7,12 tỷ USD của năm 2024.
Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo là một bước đi quan trọng để Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững.
Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ từ lâu đã được xem là niềm tự hào của thế giới. Từ những người thợ mày mò trong gara ở Thung lũng Silicon đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng, Mỹ không ngừng tạo ra các công nghệ đột phá, làm thay đổi ngành công nghiệp và biến đổi cuộc sống.
Hải quan thế giới 2025: Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Hải quan thế giới 2025: Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Chủ đề "Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" là thông điệp nhằm thúc đẩy các cơ quan hải quan thành viên.
Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo

Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo

Những thành tựu vượt bậc về công nghệ trong CMCN 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT), đã trở thành chìa khóa quan trọng để giải quyết những vấn đề nan giải trong ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo.
Để thương mại điện tử xuyên biên giới không còn là nỗi lo của thị trường

Để thương mại điện tử xuyên biên giới không còn là nỗi lo của thị trường

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và kiểm soát. Trước sự phát triển nhanh chóng của loại hình giao dịch này, ngành Hải quan đang triển khai hàng loạt giải pháp nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Phú Quốc chính thức trở thành đô thị loại I - Bước chuyển mình quan trọng trong phát triển kinh tế biển

Phú Quốc chính thức trở thành đô thị loại I - Bước chuyển mình quan trọng trong phát triển kinh tế biển

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là đô thị loại I. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam với những tiềm năng đặc biệt về kinh tế, du lịch và an ninh quốc phòng.