Startup học tiếng Anh dựa trên AI huy động thành công 20 triệu USD

16:53 13/09/2023

Vòng gọi vốn mới nhất của ELSA diễn ra sau khi công ty huy động được 15 triệu USD từ hai năm trước trong vòng gọi vốn Series B do VI Group và nhà đầu tư quốc tế SIG đồng dẫn đầu.

ELSA, viết tắt của
ELSA là một ứng dụng dựa trên AI được phát triển để giúp người học sửa lỗi phát âm.

Tờ Asia Nikkei dẫn nguồn từ DealStreetAsia cho hay, ứng dụng học tiếng Anh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) ELSA, được hậu thuẫn bởi Vietnam Investment Group (VI Group), đã huy động được 20 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất do UOB Venture Management, công ty cổ phần tư nhân của ngân hàng UOB có trụ sở tại Singapore, dẫn đầu.

Vòng gọi vốn mới nhất của ELSA diễn ra sau khi công ty huy động được 15 triệu USD từ hai năm trước trong vòng gọi vốn Series B do VI Group và nhà đầu tư quốc tế SIG đồng dẫn đầu.

Công ty có trụ sở tại San Francisco và Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 7 triệu USD trong vòng Series A do gradient Ventures dẫn đầu vào năm 2019. Trước đó vào năm 2018, ELSA đã nhận được khoản đầu tư tiền Series A trị giá 3,2 triệu USD do Monk's Hill Ventures dẫn đầu, nhằm thu hút tài năng và phát triển công nghệ.

Các nhà đầu tư đã rót vốn vào ELSA như Gradient Ventures - một quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào AI do Google thành lập, SOSV và Monk's Hill Ventures, cũng như các nhà đầu tư mới gồm Endeavour Catalyst và Globant Ventures, đã tham gia vào vòng gọi vốn.

ELSA, viết tắt của "English Language Speech Assistant," là một ứng dụng dựa trên AI được phát triển để giúp người học sửa lỗi phát âm bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói. Ứng dụng này đã hợp tác với nhiều trung tâm ngoại ngữ ở Việt Nam như IMAP và Speak Up, nền tảng học tập trực tuyến YOLA, cũng như những khách hàng doanh nghiệp như Kimberly Clark, Intel và ATAD.

Theo Vũ Văn, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của ELSA cho biết, khoản tài trợ này sẽ được sử dụng “để hỗ trợ và phát triển nền tảng của chúng tôi cũng như mở rộng hoạt động cung cấp toàn cầu của chúng tôi, chẳng hạn như phát triển hơn nữa ở Đài Loan với các nhà đầu tư mới, mở rộng sang Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ, và dựa trên thành công của chúng tôi tại Nhật Bản với sinh viên và tăng cường tập trung vào B2B. Tiếng Anh là yêu cầu công việc hàng đầu trên toàn thế giới và chúng tôi muốn trao quyền cho nhiều người hơn nữa tham gia thị trường việc làm toàn cầu với kỹ năng tiếng Anh tốt hơn.

Theo Deal Street Asia, các công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm đáng kể của các nhà đầu tư. Như VUIHOC gần đây đã huy động được 6 triệu USD trong vòng cấp vốn do công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á TNB Aura dẫn đầu. Vòng này còn có sự tham gia của TKG Taekwang, quỹ IBK-STIC Pioneer và các nhà đầu tư hiện tại như Do Ventures, BAce Capital và Vulpes.

Vào tháng 5, công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục TEKY Alpha của Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ 5 triệu USD từ nhà đầu tư tác động Sweef Capital có trụ sở tại Singapore, đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên của quỹ từ Quỹ Trao quyền kinh tế cho phụ nữ Đông Nam Á.

Trước đó, công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục MindX của Việt Nam đã huy động được 15 triệu USD trong vòng Series B do quỹ đầu tư tư nhân tập trung vào giáo dục Kaizenvest dẫn đầu. Các nhà đầu tư khác tham gia vào vòng này bao gồm công ty giáo dục Aksorn có trụ sở tại Thái Lan, công ty nhân sự Nhật Bản Mynavi và nhà đầu tư hiện tại Wavemaker Partners, công ty đã dẫn đầu vòng Series A của công ty khởi nghiệp này.

Theo dữ liệu từ Deal Street Asia, trong quý 2-2023, các start-up tại Việt Nam gọi được tổng số vốn 413 triệu USD, vượt qua các start-up tại Indonesia với tổng số vốn 327 triệu USD, nhưng vẫn bị bỏ xa khi so sánh với tổng số vốn 1,24 tỉ USD vận động được của các start-up tại Singapore.

Đông Nam Á là khu vực ghi nhận nguồn vốn khởi nghiệp giảm mạnh nhất trong quý 2-2023, giảm 58,6%. Theo đó, các start-up đặt trụ sở tại khu vực trong quý 2-2023 huy động được 2,13 tỉ USD nguồn vốn, thấp hơn so với mức 5,13 tỉ USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Tú Anh (T/h)