Thứ tư 02/07/2025 07:45
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Giải thưởng đổi mới sáng tạo Quốc tế - ICIA Global 2025 khởi nguồn sức mạnh đổi mới cho thế hệ trẻ toàn cầu

Từ 25 - 27/4/2025, hơn 400 đại biểu từ hơn 20 quốc gia đã cùng nhau kiến tạo một hành trình đổi mới, đam mê và bứt phá tại Vòng Chung kết Giải thưởng Sáng tạo và Đổi mới Quốc tế – ICIA Global 2025. Sự kiện diễn ra tại Trường Công nghệ và Thiết kế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH).
Giải thưởng đổi mới sáng tạo Quốc tế thu hút 20 quốc gia tham dự
Sự kiện thu hút 400 đại biểu đến từ 20 quốc gia

Sự kiện do Krya Global (Indonesia) khởi xướng và phối hợp tổ chức cùng Trường Công nghệ và Thiết kế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC), với chủ đề "Empowering Youth Innovation for a Sustainable Future", tập trung thúc đẩy tư duy đổi mới, tinh thần khởi nghiệp và giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.

Khởi động ICIA Global 2025 – Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sáng tạo và đổi mới

Giải thưởng đổi mới sáng tạo Quốc tế thu hút 20 quốc gia tham dự
Sinh viên, học sinh quốc tế cùng tham gia sự kiện ICIA Global 2025

Ngày đầu tiên của ICIA Global 2025 diễn ra trong không khí sôi nổi và tràn đầy năng lượng tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH). Chương trình thu hút hơn 400 đại biểu đến từ hơn 20 quốc gia, bao gồm học sinh trung học (từ 9 đến 18 tuổi), giáo viên, nhà sáng lập startup và các chuyên gia đổi mới sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thiên Bảo đã giới thiệu những xu hướng mới trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), nhấn mạnh vai trò của AI trong định hình tương lai các ngành công nghiệp. PGS.TS. Trịnh Thùy Anh chia sẻ về các chương trình đào tạo quốc tế và định hướng phát triển học thuật liên ngành của CTD. PGS.TS. Phạm Dương Phương Thảo cung cấp thông tin về chính sách học bổng cho sinh viên quốc tế, mở ra nhiều cơ hội học tập toàn cầu tại UEH. Cuối cùng, ThS. Mai Nguyễn Dũng mang đến những câu chuyện sinh động về môi trường học tập, hoạt động ngoại khóa và cuộc sống đa sắc màu của sinh viên UEH, góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ tham dự. Các học sinh cũng được đi tham quan các không gian học tập, nghiên cứu của UEH, và trải nghiệm các sản phẩm công nghệ do chính học sinh và giảng viên UEH phát triển tại các phòng nghiên cứu.

Ngoài ra 17 startup tiêu biểu đến từ Việt Nam và châu Á cũng tham gia chương trình, mang đến những giải pháp tiên phong trong lĩnh vực giáo dục, y tế, phát triển bền vững và công nghệ tiên tiến. Các thành viên tham gia tìm hiểu về các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam và khu vực.

Chương trình Startup Forum đã mang đến hai tham luận thiết thực: "Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam" và "Phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam", cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ hội và chiến lược cho startup.

Tiếp nối, ICIA INNO Talkshow do ông Michael Lee (CEO CreBiz Factory, Hàn Quốc) điều phối, quy tụ các diễn giả quốc tế gồm ông Teerasak Wongpiya (Bold Group Thailand), ông Willy A. Gunawan (Conviar Indonesia), ông Suttisak Wongpiya (Bold Group Thailand), bà Nguyễn Giang Thanh (VietCham Việt Nam), ông Nipat Chai (ABC Club Thailand) và ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo (Viện Đổi mới sáng tạo UEH). Các diễn giả đã chia sẻ những góc nhìn mới về đổi mới sáng tạo trong công nghệ, hợp tác, tâm lý, wellbeing, giáo dục và gamification, góp phần thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp và giáo dục toàn cầu.

Bệ phóng sáng tạo – Từ ý tưởng đến hành động

Chương trình Inspiring Students Workshop đã mở ra sân chơi sáng tạo với những bài học đắt giá từ ông Thulith Edirisinghe và Brett Blumenthal, nhấn mạnh tầm quan trọng của storytelling trong thuyết trình dự án.

Các startup cũng tham gia sâu vào Startup Forum và ICIA INNO Talkshow, nơi họ lắng nghe những chiến lược đổi mới từ các CEO quốc tế, chuẩn bị hành trang vững chắc để đón nhận thử thách toàn cầu.

Đặc biệt, triển lãm 137 dự án sáng tạo từ học sinh và startup đã trở thành tâm điểm, nơi các ý tưởng đột phá về giáo dục, sức khỏe, môi trường và công nghệ số đã được trưng bày và bảo vệ trước hội đồng giám khảo quốc tế. Tập trung vào các chủ đề: Chất lượng giáo dục (Quality Education); An ninh lương thực và phát triển bền vững (Food Sustainability); Sức khỏe và phúc lợi (Health and Well-being); Bảo vệ môi trường (Environmental Protection); Đổi mới công nghệ và chuyển đổi số (Technological Innovation and Digital Transformation).

Kết thúc cuộc thi ban tổ chức đã đã vinh danh và trao giải cho những đội học sinh và startup có thành tích xuất sắc nhất: Giải thưởng Innovation Award: Tôn vinh các dự án học sinh có tính ứng dụng và sáng tạo cao, với những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề phát triển bền vững toàn cầu; Giải thưởng Innovation Challenge: Ghi nhận những sáng kiến vượt trội, có khả năng triển khai thực tiễn và mang lại tác động tích cực, đáp ứng các bài toán thực tế được đặt ra trong khuôn khổ chương trình; Startup Exchange Recognition: Dành cho những công ty khởi nghiệp nổi bật, thể hiện sự đổi mới trong mô hình kinh doanh và khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng khởi nghiệp.

GS. Sử Đình Thành, Giám đốc Đai học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Trong suốt ba ngày qua, ICIA Global 2025 đã biến khuôn viên UEH thành một hệ sinh thái học tập sôi động. Thông qua các cuộc thi, triển lãm, tọa đàm và các buổi tập huấn, chúng ta đã chứng kiến sự tỏa sáng của hàng trăm học sinh, giáo viên và startup — mỗi cá nhân đều đóng góp những ý tưởng gắn liền với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thi. Đó là tinh thần của Ngày Sáng tạo và Đổi mới Thế giới, kết nối những trí tuệ trẻ và cộng đồng toàn cầu thông qua giáo dục, công nghệ, tâm lý học, phúc lợi và tinh thần khởi nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững.”

Tin bài khác
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.