Thứ hai 25/11/2024 06:29
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Rủi ro tín dụng ngân hàng từ trái phiếu doanh nghiệp

28/07/2021 16:42
Việc phải bao tiêu số trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành không phân phối hết đã góp phần đẩy tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng lên, do theo quy định TPDN được tính vào dư nợ tín dụng. Khi đó, ngân hàng từ vai trò tư vấn phát hành lại trở t

Rủi ro tín dụng ngân hàng từ trái phiếu doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng ngân hàng từ trái phiếu doanh nghiệp.

So với giai đoạn trước, thị trường TPDN đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều trong ba năm trở lại đây, nhờ vào sự giúp sức của các ngân hàng thương mại (NHTM) lẫn các công ty chứng khoán (CTCK). Dĩ nhiên đi cùng với việc TPDN đã đắt hàng hơn, doanh nghiệp phải chịu chi phí phát hành cao hơn khi thông qua trung gian là các tổ chức này, vốn không chỉ đảm nhận vai trò tư vấn, bảo lãnh phát hành, mà còn chịu trách nhiệm phân phối và tìm người mua.

Với vai trò là trung gian phân phối, các định chế tài chính này thường mua sỉ lượng TPDN phát hành từ doanh nghiệp, sau đó bán lẻ lại cho các khách hàng cá nhân và ăn hoa hồng ở giữa. Một lợi ích khác ở phía ngân hàng là khi thu xếp bảo lãnh phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp, ngân hàng cũng đặt ra các điều kiện về tài sản thế chấp, kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp thông qua một tài khoản nhất định mở tại ngân hàng bảo lãnh phát hành.

Tuy nhiên, với trách nhiệm bảo lãnh phát hành, các ngân hàng cũng phải bao tiêu toàn bộ lượng trái phiếu phát hành của doanh nghiệp, tức phải mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết. Đây là một trong những rủi ro của nghiệp vụ này mà ngân hàng phải đối mặt, nếu trót bảo lãnh cho những doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn với các dự án thiếu hiệu quả và không bán hết được. Đáng nói là trong nhiều trường hợp các tổ chức bảo lãnh vì những khoản phí khổng lồ, sẵn sàng chấp nhận làm ngơ để hỗ trợ doanh nghiệp yếu kém phát hành trái phiếu rồi tìm cách phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.

Về phần mình, những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng và những nhà đầu tư cá nhân vì tin tưởng vào thương hiệu, uy tín của các tổ chức bảo lãnh nên rót tiền đầu tư vào những TPDN này, với niềm tin rằng các trái phiếu này đã được ngân hàng, CTCK thẩm định kỹ càng, và không ít người còn có niềm tin sai lầm rằng nếu có rủi ro xảy ra, các tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ gánh chịu.

Thực tế trong trường hợp người mua trái phiếu muốn rút tiền trước hạn, ngân hàng có thể hỗ trợ chi trả, và người nắm giữ trái phiếu phải chấp nhận giảm một phần lãi suất so với lãi suất của trái phiếu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu phá sản, mất khả năng chi trả, những nhà đầu tư đã mua trái phiếu của doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro và khi đó không loại trừ khả năng sẽ quay lại trách cứ ngân hàng. Nói cách khác, các ngân hàng cũng đang đánh đổi những khoản phí khổng lồ trong hiện tại bằng nguy cơ tổn hại thương hiệu và uy tín của mình trong tương lai.

Cũng chính vì sự mập mờ thông tin khi tư vấn cho khách hàng, các cơ quan quản lý đã nhiều lần cảnh báo rủi ro của thị trường TPDN, nhất là khi nhiều nhà đầu tư cá nhân không phân biệt được thế nào là phát hành TPDN ra công chúng (chặt chẽ hơn) và phát hành TPDN riêng lẻ (dễ dàng hơn). Và Nghị định 81 ra đời cách đây gần một năm với quy định chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua và giao dịch TPDN riêng lẻ, là nhằm bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không có kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá các rủi ro khi mua TPDN phát hành riêng lẻ.

Dù khối lượng trái phiếu phát hành ra công chúng sáu tháng đầu năm nay là 15.375 tỉ đồng, tương đương 50,3% khối lượng phát hành loại trái phiếu này của năm 2020, chiếm 8,3% tổng khối lượng TPDN phát hành, cho thấy bước đầu đã có sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng so với trước, nhưng mới đây Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như ngân hàng, CTCK khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành.

Trong khi việc chào mời khách hàng (định gửi) tiết kiệm mua trái phiếu có lẽ đã khiến tăng trưởng huy động vốn khách hàng cá nhân tại các ngân hàng có dấu hiệu chậm lại trong thời gian qua, thì ngược lại việc phải bao tiêu số TPDN phát hành không phân phối hết đã góp phần đẩy tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng lên, do theo quy định TPDN được tính vào dư nợ tín dụng. Khi đó, ngân hàng từ vai trò tư vấn phát hành lại trở thành bên cho vay hoặc nhà đầu tư bất đắc dĩ.

Liên hệ với diễn biến nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế đã suy yếu trong hơn một năm qua, nhưng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vẫn tích cực và luôn đề xuất được nới thêm room tín dụng, phải chăng là để các ngân hàng có thêm dư địa tiếp tục bảo lãnh phát hành TPDN?

Nhưng cần lưu ý rằng với việc nền kinh tế nói chung và hoạt động doanh nghiệp nói riêng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, trong khi các khoản đầu tư vào TPDN thường có kỳ hạn dài, sự bùng nổ của kênh đầu tư này trong thời gian qua đang tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, không chỉ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào mà còn cho chính các tổ chức đã trót bao tiêu và ôm “một bụng” TPDN khá lớn, trong khi chưa đẩy đi hết mà vẫn tham lam tiếp tục ôm vào với suy nghĩ sẽ vẫn có thể tiếp tục phân phối lại cho các nhà đầu tư khác trong tương lai.

PV

TAGS:

Tin bài khác
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trượng nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trượng nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index tiếp tục hồi phục, nhưng thanh khoản giảm. Nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, giảm tỷ trọng cổ phiếu yếu và chuẩn bị tiền mặt để ứng phó với rủi ro.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản dẫn dắt thị trường chứng khoán ngày 20/11, với sự hồi phục tích cực tại vùng 1200. Tuy nhiên, thanh khoản chưa đủ mạnh xác nhận đáy.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, khối ngoại bán ròng. Nhóm midcap ổn định, tín hiệu đáy kỹ thuật rõ ràng. Cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý.
Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp hồi phục đáng chú ý tại vùng 1.200 điểm, tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, tuy nhiên, thanh khoản bắt đáy vẫn yếu.
VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN -Index đang chịu áp lực lớn khi DXY tăng và rủi ro từ mô hình vai đầu vai. Ngưỡng 1200 điểm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhà đầu tư cần thận trọng.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Thị trường chứng khoán ngày 14/11 rung lắc mạnh, nhưng những cú giảm mạnh có thể là cơ hội đầu tư tốt trong cuối 2024. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn trong giai đoạn này.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh, VnIndex tạo phân kỳ dương. Dòng tiền lớn đã vào cuộc, tạo cơ hội mua an toàn trước khi thị trường phục hồi.
Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Cổ phiếu DBC đang cho tín hiệu chuẩn bị vượt đỉnh, giữ vững sắc xanh giữa thị trường điều chỉnh.
Thị trường M&A – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường M&A – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường M&A tại Việt Nam đang sôi động, dù doanh nghiệp thận trọng. Tuy nhiên, M&A vẫn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tái cấu trúc và tìm cơ hội hợp tác.
Cơ hội mua gom mã DBC, BVB trên thị trường chứng khoán hôm nay

Cơ hội mua gom mã DBC, BVB trên thị trường chứng khoán hôm nay

Thị trường chứng khoán hôm nay, sẽ mở ra cơ hội mua gom các mã: DBC và BVB, đặc biệt là với xu hướng hồi phục mạnh mẽ, phù hợp cho các nhà đầu tư trung hạn.
ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

Cổ phiếu nền tảng học trực tuyến Chegg đã lao dốc 99% so với đỉnh cao năm 2021, khiến công ty mất 14,5 tỷ USD giá trị do người dùng chuyển sang sử dụng ChatGPT.
Nhiều thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2024

Nhiều thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2024

Năm 2024 là một năm đầy dấu ấn cho ngành gỗ Việt Nam với nhiều thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu và cam kết phát triển bền vững.