Rộng “cửa” dành cho người tự ứng cử ĐBQH khóa XV
- 11
- Tiêu điểm
- 07:12 01/03/2021
DNHN - Chia sẻ với báo chí về một số nội dung liên quan công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sau Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ông Hầu A Lềnh, Phó CT, Tổng Thư ký UBTrung ương MTTQ Việt Nam cho biết:
Hiện 63 tỉnh thành đã có báo cáo, trong đó, 48 tỉnh thành đều đồng ý về cơ cấu, số lượng đại biểu, 15 tỉnh có kiến nghị về nhiều vấn đề, trong đó có một số tỉnh kiến nghị về cơ cấu, một số tỉnh kiến nghị tăng số lượng đại biểu.

Ông đánh giá thế nào về việc một số địa phương kiến nghị phải giảm số đại biểu ở Trung ương gửi về? Có phải là đại biểu hoạt động không thực chất với tình hình địa phương không?
Ông Hầu A Lềnh: Tôi không nghĩ thế. Đây là ý kiến của địa phương mong muốn đại biểu ở địa phương tăng lên, giảm số ở Trung ương gửi về để tổng số lượng không thay đổi. Mục đích là như thế chứ không phải vì hiệu quả hay không. Đại biểu Quốc hội ở đâu cũng hoạt động được.
Việc phân bổ đại biểu ở Trung ương về địa phương có thể sẽ khiến đại biểu thiệt thòi vì họ phải qua một nơi khác bầu, dễ bị mất phiếu?
Ông Hầu A Lềnh: Đấy là tâm tư chung. Còn việc gửi từ Trung ương về địa phương là đương nhiên bởi anh được thiết kế theo các đoàn địa phương chứ không có đơn vị bầu cử riêng ở Trung ương. Việc anh được đưa về địa phương là để anh khẳng định vị trí, uy tín của mình.
Trước khi được đưa vào danh sách chính thức để đưa ra bầu cử anh còn có cơ hội để tiếp xúc với cử tri nơi đó. Rồi tùy thuộc vào chương trình hành động của anh và những hoạt động hiện nay trên cương vị công tác, anh có được người dân tín nhiệm hay không. Như thế theo tôi mới là dân chủ, người dân lựa chọn anh nếu họ thấy anh xứng đáng.
Một điểm mới ở kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội lần này là cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội không thay đổi so với nhiệm kỳ trước, nhưng cơ cấu có những bước tiến triển, đặc biệt là việc tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách. Ông có thể cho biết rõ hơn?
Ông Hầu A Lềnh: Đây là cơ sở quan trọng để tăng vai trò của các cơ quan lập pháp trong nhiệm kỳ tới. Để tăng được số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã có sự tính toán để giảm cơ cấu ở một số khối khác như khối hành pháp, chính phủ, các cơ quan tư pháp, khối Mặt trận Tổ quốc cũng giảm 2 đại biểu so với khóa XIV để dành số đại biểu này tăng cho đại biểu chuyên trách. Đây là việc cần thiết trong thời điểm này, trong nhiệm kỳ này và cũng rất phù hợp bởi các cơ quan hành pháp, các cơ quan chấp hành, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội không nhất thiết phải tham gia, có đại diện đầy đủ.
Sau Hội nghị hiệp thương lần hai, tùy theo tình hình cụ thể, cơ quan đơn vị không thể giới thiệu được đại biểu thì có thể điều chỉnh tiếp từ cơ quan này sang cơ quan khác. Hoặc ở địa phương, cơ cấu kết hợp là đại biểu nữ hay dân tộc thiểu số, đại diện tôn giáo… không thể giới thiệu được người hay tìm không ra, người giới thiệu không đủ tiêu chuẩn thì sẽ điều chỉnh cơ cấu đó sang một cơ quan khác.
Vậy cán bộ, công chức muốn tự ứng cử phải làm thế nào?
Ông Hầu A Lềnh: Quy trình dành cho người tự ứng cử dựa trên các quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử và đủ điều kiện ứng cử. Các đại biểu tự ứng cử gửi đơn tới Ủy ban bầu cử các cấp, trên cơ sở đó các Ủy ban bầu cử sẽ xem xét, thống nhất với Mặt trận Tổ quốc đưa ra các Hội nghị hiệp thương để thỏa thuận, thống nhất. Bắt đầu từ Hội nghị hiệp thương lần 2 trở đi, danh sách gồm những người được các cơ quan đơn vị giới thiệu và những người tự ứng cử. Cán bộ công nhân viên chức tự ứng cử phải được cơ quan đơn vị quản lý xác nhận đồng ý cho tự ứng cử thì mới nộp hồ sơ.
Việc thẩm định hồ sơ của người tự ứng cử được thực hiện đồng thời với những đại biểu được cơ quan đơn vị giới thiệu ứng cử. Quy trình thẩm định như nhau: tiêu chuẩn có đủ không, lịch sử chính trị hiện nay, những vấn đề liên quan pháp luật, hay ý kiến phản ánh của nhân dân phải làm rõ, xác minh.
Việc kê khai tài sản đối với người tự ứng cử do người tự ứng cử kê khai và người dân sẽ giám sát qua Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú. Bởi tại hội nghị này, anh phải báo cáo lý lịch, hồ sơ, của đại biểu. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì Hội nghị hiệp thương, báo cáo kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, cơ cấu thành phần số lượng, danh sách những người ứng cử, tự ứng cử, hồ sơ của họ…phải báo cáo để cử tri biết, sau đó cho ý kiến đối với từng đại biểu. Sau Hội nghị hiệp thương lần 2, những vấn đề cử tri phát biểu yêu cầu phải làm rõ thì đại biểu đó có trách nhiệm phải làm rõ những vấn đề cử tri yêu cầu.
So với khóa trước, lần này những người tự ứng cử có được tạo điều kiện hơn không?
Ông Hầu A Lềnh: Tất cả các khóa bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ trước đến nay không có sự cản trở gì vì ứng cử là quyền của công dân. Thủ tục hồ sơ của người tự ứng cử với người được giới thiệu là như nhau, quy trình thẩm định như nhau; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho người tự ứng cử. Khi cử tri có ý kiến, các cơ quan nhà nước nếu có liên quan, cũng phải nhận xét đầy đủ. Như vậy có thể nói, quyền tự ứng cử của công dân không bị hạn chế, bao kỳ nay vẫn thế.
Với cơ cấu như hiện nay “ghế” dành cho người tự ứng cử có nhiều không?
Ông Hầu A Lềnh: Trong quy định là người ngoài Đảng, hay người tự ứng cử tỷ lệ là từ 5-10%, ngoài ra còn có các cơ cấu khác. Tính trên tổng số đại biểu được bầu là khoảng 25-50 người. Như vậy tối đa là 50 đại biểu. Hiện nay, sau Hiệp thương lần thứ nhất, vẫn chưa đạt được tỷ lệ 10%, mới hơn 7%. Tuy nhiên kết quả này mới là điều chỉnh lần 1. Sau Hiệp thương lần 2 có thể còn bổ sung, điều chỉnh tiếp, nhưng tỷ lệ phấn đấu là 5-10%. Như vậy “cửa” dành cho người tự ứng cử là thoải mái.
Hiện tại vẫn đang ở bước các cơ quan đơn vị giới thiệu, các đại biểu tự ứng cử cũng mới chỉ dự kiến làm hồ sơ, khi họ nộp mới chính xác là con số bao nhiêu. Hiện tại mới có dự kiến ở một số địa phương đã có đại biểu đến xin hồ sơ để khai chứ chưa nộp.
Xin cảm ơn ông!
Lâm Anh (t/h)
Bài liên quan
#ĐBQH

ĐBQH kiến nghị tăng ngay thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá
ĐBQH Lê Hoàng Anh cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá, vừa để tăng ngân sách, vừa đảm bảo sức khoẻ người dân.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ áp lực với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội
Tin từ Cổng thông tin điện tử Quốc hội, ngày 15/4, tại Hà Nội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm với người ứng cử đại biểu Quốc hội lần đầu thuộc khối cơ quan Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội góp ý và kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới
Theo các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nhiệm kỳ 2016-2021, “Chính phủ đã lèo lái con tàu Việt Nam vượt qua phong ba bão táp”, song, vẫn còn những tồn tại, hạn chế chậm được chấn chỉnh, khắc phục khiến người dân băn khoăn, bức xúc... Các ĐBQH mong muốn, nhiệm kỳ tới, Quốc hội sẽ tiếp tục có những đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” từ 0 giờ ngày 1/4 đến 24 giờ ngày 30/4.

Đã có danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Trong các ngày 16, 17, 18/3, các địa phương trong cả nước đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

100% cử tri biểu quyết đồng ý giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn và Hầu A Lềnh ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Chiều 2/3, Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị nơi công tác đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Ninh dự kiến tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối tượng tiêm chủng mũi thứ tư vaccine Covid-19 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng và nhóm có nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19.
S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
Việt Nam là một trong hai nước ở châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức xếp hạng S&P nâng bậc tín nhiệm từ đầu năm đến nay, với việc liên tục cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia những năm qua, đây là một lợi thế lớn của Việt Nam khi hấp hẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch tỉnh Nghệ An: "Kỳ Sơn cần biến những bất lợi thành lợi thế để phát triển"
Phát biểu kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung mong muốn địa phương này biến những bất lợi thành lợi thế phát triển…
Bộ Y tế đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa trong bối cảnh bệnh này lan ra 19 nước trên thế giới
Cùng với yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp đi về từ quốc gia lưu hành ca bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống tạm thời căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Quảng Ninh: Chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách để cải thiện bền vững PCI
Quảng Ninh tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá là tỉnh giữ vị trí thứ nhất về Chỉ số PCI. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân PCI và 9 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu khẩn trương duyệt quy hoạch các khu tái định cư để phục vụ các dự án trọng điểm
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, các chủ đầu tư dự án khẩn trương lập quy hoạch chi tiết 1/500 của các khu tái định cư phục vụ dự án do đơn vị làm chủ đầu tư, gửi UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền và quy định.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập
Tại kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
39 mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội
Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sáng 25/5.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải vì sao thu ngân sách tăng cao
Sáng 25/5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tình hình thực hiện Nghị quyết 42…
Chủ tịch Quốc hội: Thể chế không vướng gì
Nhấn mạnh trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế mà “có tiền không tiêu được”, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục…, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định “thể chế không vướng gì”, đồng thời đề nghị cần làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.