Thứ bảy 14/06/2025 17:42
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Quý II kim ngạch xuất khẩu sẽ quyết định mục tiêu cả năm 2023

11/04/2023 14:22
Kim ngạch xuất khẩu cả nước trong quý 1 giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Quý I chật vật thiếu đơn hàng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I ước đạt 79,17 tỷ USD (giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 19,26 tỷ USD, giảm 17,4%, chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI (kể cả dầu thô) đạt 59,91 tỷ USD, giảm 10% và chiếm 75,7%.

Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý đầu tiên của năm nay. Theo đó, thủy sản mang về 1,85 tỷ USD giảm 27% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của thủy sản đều ghi nhận mức giảm rất mạnh như tôm giảm 40%, cá tra giảm 32%, cá ngừ 31%...

Tương tự gỗ và sản phẩm gỗ cũng đối diện với sự sụt giảm 28,3% so với cùng kỳ khi chỉ mang về kim ngạch 2,88 tỷ USD trong quý I. 2 ngành hàng xuất khẩu khác là dệt may và da giày cũng không đạt như kỳ vọng, khi dệt may chỉ mang về 7,2 tỷ USD giảm 17,4% so với cùng kỳ, còn da giày đạt 4,3 tỷ USD giảm 18,6%.

Về thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong quý I đều giảm. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,57 tỷ USD, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 11,54 tỷ USD, giảm 13,8%; EU đạt 10,37 tỷ USD, giảm 10,8%...

Đánh giá về nguyên nhân sụt giảm xuất khẩu của nhiều ngành hàng, Bộ Công Thương đã chỉ ra mấy yếu tố cơ bản. Theo đó, giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của DN trong nước.

Yếu tố nữa là lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường, xa xỉ tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam.

Cùng với những yếu tố bên ngoài, DN trong nước hiện rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Đặc biệt, các DN lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang thiếu đơn hàng trầm trọng, khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm.

Nhiều DN thiếu đơn hàng là nỗi ám ảnh lớn nhất trong quý I. Các DN phải tìm mọi biện pháp duy trì sản xuất, giữ chân lao động để chờ tình hình khởi sắc hơn trong những tháng tới.

Kỳ vọng quý II

Chia sẻ cùng ĐTTC về triển vọng của ngành dệt may trong quý II, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, nhìn nhận, dù còn khó khăn nhưng các DN đã có thêm đơn hàng. Nếu quý I lượng đơn hàng của các DN giảm 30-40% so với cùng kỳ, sang quý II đã cải thiện hơn khi chỉ giảm khoảng 20%, một số ít DN có đơn hàng bằng khoảng 90% so với năm trước.

Theo ông Hồng, sau thời gian dài cắt giảm chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thời trang như dệt may, da giày tại nhiều quốc gia đang từng bước có dấu hiệu phục hồi.

Chưa hết, các DN đang nỗ lực không ngừng trong việc tham gia hoạt động xúc tiến thương mại để mở thêm thị trường mới, nên có nhiều cơ sở để hy vọng cuối quý II tình hình sẽ “dễ thở” hơn đôi chút.

Đặc biệt, các DN đều đang kỳ vọng ngành dệt may có thể khởi sắc hơn sau triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may diễn ra đầu tháng 4 này. Đây là triển lãm quốc tế lớn nhất của ngành được tổ chức tính từ năm 1991 đến nay, số lượng công ty tham gia triển lãm gấp hơn 3 lần năm 2022. Sự kiện mang đến một thị trường giao thương sôi động của ngành công nghiệp dệt may, cơ hội hợp tác kinh doanh cả trong và ngoài nước.

Cũng đặt kỳ vọng vào bức tranh xuất khẩu trong quý II, bà Lệ Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng, xuất khẩu thủy sản có thể hồi phục dần từ quý II, sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU thu hút thêm các bạn hàng đến với Việt Nam.

Trong các ngành hàng thủy sản, cá tra sẽ khả quan hơn trong bối cảnh lạm phát, kinh tế suy giảm ở nhiều thị trường và có thêm cơ hội lớn sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn sau Covid-19.

Về thị trường, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia các nước cũng tập trung vào thị trường này. Xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc khó bứt phá vì lạm phát, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và giá nhập khẩu trung bình giảm so với năm trước.

Đánh giá chung về tình hình thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng, khó khăn vẫn còn không ít nhưng cũng có những tín hiệu tích cực. Một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo; một số nền kinh tế đang nổi tại châu Á như Ấn Độ, ASEAN tăng trưởng khả quan. Chỉ số sản xuất công nghiệp dù có giảm nhưng xu hướng tăng dần qua các tháng; nhập khẩu nguyên phụ liệu có dấu hiệu tăng… là những yếu tố dự báo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ DN tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latin, Đông Âu… đồng thời đẩy mạnh khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Trong báo cáo tình hình DN quý I, Hiệp hội DN TPHCM kiến nghị NHNN có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho DN, giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể, tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay năm 2023 đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, áp dụng chính sách ân hạn 1 năm, thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau như lần hỗ trợ năm 2021.

Cùng với những tín hiệu đơn hàng từng bước trở lại tích cực, việc gỡ nút thắt trong nội tại như vốn, lãi suất sẽ trở thành động lực kép giúp các ngành hàng xuất khẩu phục hồi.

P.V (TH)

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.