Thuyết trình về di tích lịch sử Bạch Đằng Giang
Trong buổi tiếp nhận thông tin giao ban báo chí ngày 28/5, đoàn công tác báo chí tới thăm đền thờ Trần Hưng Đạo, thắp hương tại miếu Vua Bà và bến đò Rừng cổ xưa, thăm quan di tích bãi cọc và bảo tàng Bạch Đằng- nơi ghi dấu chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Những cọc gỗ trưng bày tại Bảo tàng Quảng Yên
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND thị xã Quảng Yên được hoạch tổng thể di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng với 380 ha, gồm 11 điểm di tích đình, đền, bãi cọc ... và khu vực bảo vệ, dịch vụ du lịch, phát huy giá trị di tích bao quanh. Thị xã định hướng phát triển không gian di tích, không gian du lịch, phân khu chức năng: lấy cụm di tích đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà,bến đò Cổ gắn với bãi cọc Yên Giang làm trung tâm, từ đó dẫn du khách tới các di tích khác.
Miếu Vua Bà thị xã Quảng Yên
Được biết, Quảng Yên sẽ xây dựng khu vực quảng trường, đài tưởng niệm với hệ thống dịch vụ du lịch chất lượng tốt cũng như bảo vệ cảnh quan di tích và rừng ngập mặn lân cận. Tiếp đó khoanh vùng khu vực bảo vệ I gồm 79,47 ha tuân thủ đầy đủ Luật Di sản văn hóa, bảo tồn di tích gốc và khoanh vùng bảo tồn di tích, tiến hành trưng bày bằng phương pháp hiện đại nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giới thiệu đến khách tham quan ...
Hy vọng trong thời gian tới, khi hoàn thiện toàn bộ khu du lịch tâm linh di tích lịch sử Bạch Đằng, bộ mặt thị xã Quảng Yên sẽ có sự thay đổi lớn, kinh tế dịch vụ được đẩy mạnh góp phần vào sự phát triển chung của vùng. Do đặc thù di tích Bạch Đằng nằm giữa địa phận Quảng Ninh và Hải Phòng, mong rằng hai địa phương chung tay bảo tồn và phát huy giá trị tâm linh quần thể di tích lịch sử, để con cháu đời sau đời đời nhớ ơn công lao giữ nước của các bậc thánh xưa.
PV