
Quảng Bình: Trích 20 tỷ đồng thực hiện các công trình khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, di dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao
Ngày 13/7/2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2153/QĐ-UBND về việc trích từ nguồn dự phòng Ngân sách Trung ương và nguồn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 20 tỷ đồng để cấp kinh phí cho các đơn vị, địa phương thực hiện công trình khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, di dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao.
Quảng Bình: Trích 20 tỷ đồng thực hiện các công trình khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, di dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao
Cụ thể, cấp cho các công trình khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai 8,5 tỷ đồng, trong đó công trình cải tạo, nâng cấp Đê Khe Su, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch 4,5 tỷ đồng, công trình sửa chữa, nạo vét và gia cố chống xói lỡ hệ thống kênh thoát lũ từ cầu Động Lực qua cầu Mệ Sói 04 tỷ đồng; các công trình khẩn cấp di dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao 11,5 tỷ đồng, gồm Dự án Di dân khẩn cấp vùng ngập lụt xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa 3,5 tỷ đồng, Dự án Khu tái định cư Bản Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa 08 tỷ đồng.
UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương được cấp kinh phí chịu trách nhiệm sử dụng ngân sách Nhà nước đúng mục đích và thực hiện thanh, quyết toán tài chính theo chế độ quy định.
Trọng Lãnh
Cùng chuyên mục


Mất việc do cắt giảm đơn hàng: Nghiên cứu chính sách hỗ trợ lao động

Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy nhanh hoàn thuế VAT cho người dân, doanh nghiệp

Dịch vụ du lịch kỳ vọng vươn xa so với thời điểm trước đại dịch

5 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào VN khoảng 10,86 tỷ USD
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế