Thứ bảy 23/11/2024 10:33
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Phòng chống tham nhũng- kẻ thù “nội xâm”, từ một góc nhìn cá nhân

28/06/2023 18:31
Một trong những kẻ thù “nội xâm” ấy chính là tham nhũng, một loại giặc vô cùng nguy hiểm. Muốn phòng tránh và thắng nó, chúng ta phải có hiểu biết, sự dũng cảm và qu

Lịch sử Việt Nam là lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Mảnh đất hình chữ S duyên dáng bên bờ Thái Bình Dương luôn là nơi mà các thế lực ngoại xâm nhòm ngó. Chúng ta đã phải trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, rồi các đế quốc thực dân xâm lược. Nhờ có truyền thống yêu nước dũng cảm của toàn dân và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta mà chúng ta đã giành được độc lập tự do dân tộc. Cũng trong quá trình đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng bảo vệ chính quyền, Đảng ta đã nhận thấy có một thế lực, một loại giặc nguy hiểm không kém, chúng âm thầm chống phá chính quyền từ trong phá ra. Một trong những kẻ thù “nội xâm” ấy chính là tham nhũng, một loại giặc vô cùng nguy hiểm. Muốn phòng tránh và thắng nó, chúng ta phải có hiểu biết, sự dũng cảm và quyết tâm lớn cùng với sự đồng lòng trong toàn Đảng, toàn dân.

Những tháng đầu năm 2023 này, cũng như nhiều địa phương khác, nơi tôi sinh sống đã có đợt sinh hoạt chính trị về tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mỗi buổi đêm, khi theo dõi chương trình thời sự trên tivi và đài phát thanh, bản thân tôi cũng tâm đắc với những điều rút ra từ tác phẩm và về “cuộc chiến” này.

Ảnh minh họa
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không có ngoại lệ”. Ảnh: Zing.vn.

“Tham nhũng” là những hành vi của cá nhân lợi dụng địa vị, chức vụ, quyền hạn của bản thân để làm những điều trái với luật pháp quy định, hòng tư lợi cho cá nhân mình hay một nhóm những người có chung mục đích. Những hành vi này gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cộng đồng, cho cá nhân khác, cao hơn nữa là cho cả quốc gia. Biểu hiện của tham nhũng rất đa dạng: có thể là việc ăn cắp tài sản của tập thể về làm của riêng cá nhân mình, dùng của công để hối lộ, mua chuộc người khác, dùng quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản cho riêng mình, hoặc gây sự phiền hà khó khăn cho các tổ chức cá nhân khác vì lợi ích cho cá nhân mình. Tham nhũng có là vì xuất phát từ lập trường không vững vàng và lòng tham của cá nhân khi cố tình lợi dụng những điểm sơ hở lỏng lẻo trong hệ thống pháp luật, để mưu cầu lợi ích cho bản thân; tham nhũng có còn là do công tác kiểm tra giám sát còn thiếu chặt chẽ và tâm lí nể nang ngại động chạm khi đấu tranh với những cá nhân vi phạm. Không phải ngẫu nhiên mà tham nhũng được ví như “kẻ thù nội xâm”. Nó có tác hại vô cùng nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và toàn xã hội. Nó gây hoang mang và giảm sút niềm tin của mọi người vào lực lượng lãnh đạo, vào sự công bằng, cũng như làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Và hiển nhiên tham nhũng gây tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc dân bởi sự thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nó có thể làm thay đổi những chuẩn mực đạo đức xã hội khi những cán bộ công chức mắc tội tham nhũng, bất chấp tất cả để vi phạm pháp luật và đạo đức, làm điều có lợi cho bản thân và tự đánh mất chính mình.

Chính vì tham nhũng có tác hại xấu như vậy nên mọi quốc gia đều đã có những biện pháp đấu tranh chống tham nhũng. Việt Nam ta cũng không ngoại lệ. Ngay từ năm 1950, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết bác đơn xin giảm tội cho Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu - Bộ Quốc phòng vì đã tham ô của công. Và trong suốt những năm xây dựng đất nước, Bác và Đảng ta luôn chú ý nhắc nhở giáo dục các đảng viên, cán bộ thấm nhuần bổn phận, trách nhiệm là "đầy tớ của nhân dân", phải phấn đấu rèn luyện cho mình "vừa hồng vừa chuyên". Để đạt mục đích "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" thì phải tiêu diệt được tham nhũng. Nhưng đấu tranh với tham nhũng là một cuộc đấu tranh gian nan lâu dài và phức tạp, bởi vì không phải dễ dàng để phanh phui ra những góc khuất mà cá nhân tham nhũng che giấu trước tổ chức, nhân dân. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú ý đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng. Các vụ tham ô hối lộ với quy mô lớn đã được xử lí rốt ráo triệt để. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cũng đã được Quốc hội phê duyệt thông qua từ năm 2018. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập và hoạt động hiệu quả, có kết quả tích cực. Quan điểm của Đảng ta về công tác phòng chống tham nhũng là: Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào; làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó; nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Từ đó, kiềm chế và ngăn chặn sự lây lan của nạn tham nhũng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ, ổn định chính trị và kinh tế.

Điểm lại dòng thời sự, chúng ta không khỏi đau lòng khi thấy những đại án tham nhũng lớn, thiệt hại về kinh tế và kéo theo đó là nhiều cán bộ đảng viên vướng vào vòng lao lí như: Vụ án Epco - Minh Phụng, vụ án tại Tập đoàn Vinashin, gần đây hơn là đại án Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); vụ vi phạm quản lý đất đai tại Đà Nẵng; vụ án tướng công an thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 Bộ CA) bảo kê cho đường dây đánh bạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam; vụ án buôn lậu và sản xuất xăng giả tại Đồng Nai; vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội; vụ đẩy giá kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Việt Á, liên quan đến nhiều quan chức, nhiều bộ, ngành như lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Học viện Quân y và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành trong cả nước; vụ án chuyến bay giải cứu, vụ án AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Đã có những đảng viên, thậm chí cán bộ Ủy viên Trung ương cũng bị chịu thụ án vì tham nhũng. Điều đó nói lên quyết tâm của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng ta trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng- người chỉ huy trưởng của chiến dịch “đốt lò” đã nêu rõ: “Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không có ngoại lệ”, “Khắc phục bất cập, bịt kín khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng tiêu cực…”, “Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng…”

Công cuộc phòng chống tham nhũng rất cần có sự đóng góp của các Ban ngành, đoàn thể và các cá nhân ưu tú, dám nói dám đấu tranh. Cũng giống như người nông dân trừ sâu bệnh cho lúa thì phải đồng loạt ở cả cánh đồng, tránh trường hợp triệt chỗ này, sâu bọ chạy dạt sang chỗ khác. Hoặc lại bị nhiễm lại do chính những chỗ còn sâu bọ đang còn hoành hành. Mỗi công dân phải có nghĩa vụ tham gia vào công cuộc phòng chống tham nhũng của cả dân tộc. Bởi chỉ có sức mạnh của tập thể, của sự đồng lòng từ trung ương đến các địa phương, từ các tổ chức đoàn thể đến mỗi cá nhân thì mới có thể thực hiện phòng và chống tham nhũng đạt hiệu quả. Trong quá trình phòng chống tham nhũng, có thể có rất nhiều gian nan khó nhọc, đòi hỏi mỗi chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại và bản lĩnh vượt lên thì mới có chiến thắng.

Tháng sáu này có ngày 21.6- Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trong những thành tích mà công cuộc phòng chống tham nhũng của nước ta đã đạt được có phần đóng góp quan trọng của nền báo chí chính thống. Nhiều vụ án lớn được phanh phui và xử lí triệt để nhờ vào công lao đóng góp, dũng cảm của các phóng viên, nhà báo và sự kiên quyết của Đảng cùng với sự đồng tình ủng hộ của dư luận nhân dân trong cả nước. Đã có những nhà báo dũng cảm đi vào thực tế, phát hiện, phản ánh và đấu tranh với những sự việc, cá nhân tiêu cực, từ đó góp phần giúp pháp luật được thực thi, kỉ luật các cá nhân sai phạm, thu hồi lại các tài sản bị tham ô hối lộ và giúp nhân dân càng thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước ta.

Đắk Lăk, miền cao nguyên đất đỏ nơi tôi đang sống, có thiên nhiên phóng khoáng, đất trời nắng gió bao la. Công dân của tỉnh có 44 dân tộc anh em cùng chung sống hòa hợp đoàn kết. Là xứ sở yên bình hiền hậu, nhưng cũng có những vụ tham nhũng khiến dư luận lên án và pháp luật vào cuộc xét xử. Đơn cử như vụ lâm trường để khai thác vận chuyển gỗ quý hiếm, dẫn tới “mất rừng” ở Ea Sup, vụ án của Sở Y tế trong việc đấu thầu danh mục thuốc hay CDC Đăk Lăk năm 2022… Án đã xét xử xong, các cá nhân đã chịu hình thức kỉ luật. Đã có những giọt nước mắt rơi từ chính những người vi phạm. Làm sao không đau xót ngậm ngùi khi thấy người vốn là đồng chí mình bị vướng vòng lao lí. Nhưng ta cũng phải hiểu rằng: mỗi cá nhân, nhất là khi được Đảng và nhân dân giao cho một vị trí quan trọng, thì cần phải cố gắng nỗ lực gấp bội phần, không ngừng tu dưỡng rèn luyện; phải luôn luôn tự nhắc nhở mình phải cảnh giác, không được có những suy nghĩ, hành động “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, hay tư lợi cá nhân; cảnh giác trước những “viên kẹo bọc đường”, và trên hết đó là tinh thần dũng cảm, dám vì lợi ích chung mà đấu tranh chống lại những biểu hiện hành động sai trái, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, cộng đồng. Và một lần nữa lại thấy, để phòng chống tham nhũng, cần có sự vào cuộc của toàn dân để có thể phát hiện, giám sát, kiểm tra, báo cáo để cơ quan chức năng xử lí kịp thời, triệt để. Từ đó đảm bảo xã hội ổn định, bền vững, và kinh tế đất nước ngày càng phát triển đi lên.

Một quốc gia vững mạnh cũng như một con người. Vận mệnh quốc gia suy cho đến cùng cũng chính là vận mệnh của mỗi gia đình dòng họ. Tệ nạn tham nhũng giống như căn bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, như căn bệnh làm suy yếu cơ thể con người. Quốc gia phát triển vững mạnh, cơ thể cường tráng khỏe mạnh là điều mong muốn và là đích phấn đấu của mỗi cá nhân, của toàn Đảng, toàn dân ta. Cùng với những kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, càng ngày niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Trung ương càng tăng cao hơn. Với sự đồng lòng, đoàn kết từ Trung ương đến các địa phương, nhất định căn bệnh tham nhũng sẽ dần bị ngăn chặn và triệt tiêu, và Tổ quốc Việt Nam của chúng ta sẽ “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng căn dặn.

Hà Quốc Vinh

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).