Thứ tư 30/04/2025 00:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Phát huy vai trò kinh tế tư nhân: Cần khí thế mới

21/03/2025 22:05
Để có thể thực sự giải quyết, tháo gỡ được các điểm nghẽn và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân thời gian tới, cần có tinh thần đổi mới, khí thế mới và sự hứng khởi trong toàn xã hội về việc vươn lên của nền kinh tế. Coi đây là cơ hội lịch sử không thể chậm trễ hơn để thực hiện điều này.

Ngày 21/3, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) đã phối hợp tổ chức hội thảo Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân thông qua những Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết và định hướng của Đảng như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 hay Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị.

Đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam gồm khoảng 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp hơn 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hơn 80% tổng số lao động trong cả nước. Một số doanh nghiệp đã vươn ra thế giới, khẳng định được thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.

Phát huy vai trò kinh tế tư nhân: Cần khí thế mới
Ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu tại hội thảo Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại lớn từ những rào cản trong tiếp cận nguồn lực, nhất là đất đai, công nghệ…, là nguyên nhân khiến doanh nghiệp tư nhân không thể lớn hoặc không muốn lớn. “Chúng ta cần làm rõ những bất cập về chính sách đang kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, đề xuất các giải pháp tháo gỡ để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế”, ông Minh nhấn mạnh.

Khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, ông Thái Thanh Quý - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho rằng, doanh nghiệp tư nhân có trọng trách thúc đẩy phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Hiện khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành khu vực đông đảo nhất, đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Masan, Sun Group, Vietjet, Thaco, TH... đã vươn tầm khu vực và thế giới, trở thành những thương hiệu mang lại niềm tự hào cho người dân Việt Nam; cùng với đó là lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể trải rộng ở tất cả các địa bàn trong cả nước.

“Để có thể thực sự giải quyết, tháo gỡ được các điểm nghẽn và phát huy được tiềm năng, sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân thời gian tới, cần có tinh thần đổi mới, khí thế mới và sự hứng khởi trong toàn xã hội về việc vươn lên của nền kinh tế, coi đây là cơ hội lịch sử không thể chậm trễ hơn để thực hiện điều này”, ông Quý nhấn mạnh.

Phát huy vai trò kinh tế tư nhân: Cần khí thế mới
Hội thảo Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

Đồng thời, cần xác định đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế là yếu tố cốt lõi, đóng vai trò dẫn dắt, xuyên suốt để tạo đột phá trong phát triển của vực kinh tế tư nhân thời gian tới. Xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng cho các nhóm chủ thể trong khu vực kinh tế tư nhân, từ doanh nghiệp lớn đến vừa và nhỏ, cũng như các hộ kinh doanh cá thể; sớm ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện…

Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phải phát huy hơn nữa sự năng động, sức sáng tạo và chủ động tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, cùng với Đảng, Nhà nước xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh hiện đại, lành mạnh, giúp cho cả nước và cộng đồng doanh nghiệp vươn lên phát triển.

Về phía doanh nghiệp, bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Tiến Lộc Group kiến nghị, Nhà nước và Chính phủ tiếp tục tháo gỡ các rào cản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; có các điều kiện ràng buộc với các doanh nghiệp FDI về liên kết với doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ...

Phát huy vai trò kinh tế tư nhân: Cần khí thế mới
Bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Tiến Lộc Group chia sẻ tại Hội thảo Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

“Để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, hNà nước cần tạo cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Cần có chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, cần mạnh dạn đặt hàng doanh nghiệp tư nhân trong các dự án hạ tầng, sản xuất công nghiệp và năng lượng xanh. Điều này không chỉ giúp phát triển các doanh nghiệp nội địa mà còn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang tầm vóc quốc tế, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế”, bà Lan đề xuất.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Tập đoàn Tân Đông Hiệp, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần sự hỗ trợ thực tế để chính sách thực sự phát huy hiệu quả mới tháo gỡ được điểm nghẽn để doanh nghiệp tư nhân phát triển.

“Hiện nay, thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, năm nào chúng ta cũng nghe doanh nghiệp than mệt mỏi với chuyện hoàn thuế. Hay như việc xin giấy phép đầu tư, có doanh nghiệp phải mất cả năm trời, hay thủ tục liên quan đến xây dựng nhà xưởng cũng mất đến sáu tháng. Thuế thu nhập doanh nghiệp thì đều đóng 20% như nhau, nhưng việc tiếp cận các dịch vụ công, vốn, đất đai và cơ hội kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn lép vế”, bà Chi nói.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khuyến nghị, kinh tế Nhà nước cần tạo điều kiện để dẫn dắt phát triển khu vực tư nhân. Nhà nước cần vượt bỏ cái cũ theo logic cải cách mới để tháo gỡ trói buộc, khơi thông các điểm nghẽn thể chế đang trói buộc kìm hãm (hạ tầng, nhân lực).

“Cải cách Nhà nước phải đi đôi với cải cách thị trường. Cần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, lực lượng kinh tế để nền kinh tế là một tổng thể hữu cơ và bình đẳng. Đồng thời tạo lập các mới, thay mới lực lượng doanh nghiệp Việt, các doanh nghiệp hiện đại, cấu trúc doanh nghiệp mới, phân vai chức năng kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước”, ông Thiên nhấn mạnh.

Tin bài khác
Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản số: 3543//UBND-TH, gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Với đề xuất về công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch và linh hoạt hơn, đồng thời đảm bảo giá cả phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển khu thương mại tự do và cảng miễn thuế nhằm tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên nền tảng số, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Để phát triển công nghiệp đường sắt, cần cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm làm chủ công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán nhanh tang vật vi phạm hành chính để hạn chế thất thoát, giảm tải kho lưu trữ, bảo vệ tài sản Nhà nước.
Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Bước sang năm 2025, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu - một trong những trụ cột quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP.
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã, nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực hoạt động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.